TCVN 6305-9:2013 PCCC: Hệ thống Sprinkler tự động – P9

TCVN 6305-9:2013 (ISO 6182-9:2005) về PCCC – Hệ thống Sprinkler tự động – Phần 9: Yêu cầu và phương pháp thử đối với đầu phun sương

1. TCVN 6305-9:2013 là gì?

TCVN 6305-9:2013 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu về tính năng, các phương pháp thử và các yêu cầu về ghi nhãn đối với đầu phun sương.

2. Công bố TCVN 6305-9:2013

TCVN 6305-9:2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC21 Thiết bị phòng cháy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ KH&CN công bố. Tiêu chuẩn này hoàn toàn tương đương với ISO 6182-9:2005.

 Cơ quan ban hành: Bộ KH&CN Số công báo: 3335/QĐ-BKHCN
 Số hiệu: 6305-9:2013 Ngày đăng công báo: 30/10/2013
 Loại văn bản: Tiêu chuẩn Quốc gia Người ký: Đã biết
 Ngày ban hành: 30/10/2013 Ngày có hiệu lực: 30/10/2013
 Lĩnh vực: Phòng cháy chữa cháy Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực

3. Tải về TCVN 6305-9:2013

Tải về miễn phí TCVN 6305-9:2013 dạng [BẢN GỐC + BẢN ĐẸP] của TCVN này. Nhấn [TẢI VỀ] ngay bên dưới.

TCVN 6305-9:2013.pdf (bản gốc)

TCVN 6305-9:2013.pdf (bản đẹp)

TCVN 6305-9:2013.doc (bản word)

Thời gian đếm ngược sau khi bấm TẢI VỀ? Click để xem
Là khoảng thời gian ước tính để xử lý yêu cầu tải xuống từ server. Vui lòng chờ đợi trong giây lát, liên kết tải về sẽ hiện ra sau khi thời gian đếm ngược kết thúc!

tcvn 6305 9 2013

► Xem thêm:  TCVN 12366-5:2019: Phương tiện bảo vệ cá nhân cho người chữa cháy - Phần 5

4. Nội dung TCVN 6305-9:2013

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6305-9:2013

ISO 6182-9:2005

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY – HỆ THỐNG SPRINKLER TỰ ĐỘNG – PHẦN 9: YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI ĐẦU PHUN SƯƠNG

Fire protection – Automatic sprinkler systems – Part 9: Requirements and test methods for water mist nozzles

Bộ tiêu chuẩn TCVN 6305 (ISO 6182) Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống sprinkler tự động có 12 phần sau:

TCVN 6305-1:2007 (ISO 6182-1:2004) – Phần 1: Yêu cầu và phương pháp thử đối với sprinkler

TCVN 6305-2:2007 (ISO 6182-2:2005) – Phần 2: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van báo động kiểu ướt, bình làm trễ và chuông nước

TCVN 6305-3:2007 (ISO 6182-3:2005) – Phần 3: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van ống khô

TCVN 6305-4:1997 (ISO 6182-4:1993) – Phần 4: Yêu cầu và phương pháp thử đối với cơ cấu mở nhanh

TCVN 6305-5:2009 (ISO 6182-5:2006) – Phần 5: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van tràn

TCVN 6305-6:2013 (ISO 6182-6:2006) – Phần 6: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van một chiều

TCVN 6305-7:2006 (ISO 6182-7:2004) – Phần 7: Yêu cầu và phương pháp thử đối với sprinkler phản ứng nhanh ngăn chặn sớm (ESFP).

TCVN 6305-8:2013 (ISO 6182-8:2006 – Phần 8: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van báo động khô tác động trước

– TCVN 6305-9:2013 (ISO 6182-9:2005 – Phần 9: Yêu cầu và phương pháp thử đối với đầu phun sương

TCVN 6305-10:2013 (ISO 6182-10:2006) – Phần 10: Yêu cầu và phương pháp thử đối với Sprinkler trong nhà

TCVN 6305-11:2006 (ISO 6182-11:2004) – Phần 11: Yêu cầu và phương pháp thử đối với giá treo ống

TCVN 6305-12:2013 (ISO 6182-12:2010) – Phần 12: Yêu cầu và phương pháp thử đối với bộ phận có rãnh ở đầu mút dùng cho hệ thống đường ống thép.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về tính năng, các phương pháp thử và các yêu cầu về ghi nhãn đối với đầu phun sương.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây là rất cần thiết đối với việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu ghi năm công bố, áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu không có năm công bố, áp dụng phiên bản mới nhất kể cả các sửa đổi, nếu có.

  • TCVN 2229 (ISO 188), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Phép thử già hóa nhanh và độ bền chịu nhiệt
  • TCVN 4509 (ISO 37), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Xác định các tính chất ứng suất-giãn dài khi kéo.
  • TCVN 7701-1(ISO 7-1), Ren ống cho mối nối kín áp được chế tạo bằng ren – Phần 1: Kích thước, dung sai và ký hiệu
  • ISO 5660-1, Reaction-to-fire tests – Heat release, smoke production and mass loss rate – Part 1: Heat release rate (cone calorimeter method) (Thử nghiệm phản ứng đối với đám cháy – Sự thoát nhiệt, sản phẩm khói và mức độ tổn thất khối lượng – Phần 1: Tốc độ thoát nhiệt (Phương pháp nhiệt lượng kế hình côn).
  • ANSI/UL 723:2003, Test for surface burning characteristics of building materials (Thử nghiệm đối với các đặc tính đốt cháy bề mặt của các vật liệu xây dựng).
  • ASTM E11:2004, Standard specification for wire cloth and sieves for testing purposes (Đặc tính kỹ thuật tiêu chuẩn đối với lưới và dây thép dùng cho thử nghiệm).
  • ASTM E799, Standard practice for determining data criteria and processing for liquid drop size analysis (Quy trình kỹ thuật tiêu chuẩn để xác định các tiêu chí cho dữ liệu và xử lý đối với sự phân tích cỡ giọt chất lỏng).
  • IMO Resolution A.653 (16), Recommendation on improved fire test procedure for surface flammability of bulkhead, ceiling and deck finish materials (Kiến nghị và các qui trình thử cháy cải tiến đối với tính dễ bốc cháy trên bề mặt của các vật liệu vách ngăn, trần và ván sàn tinh chế).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1. Tải trọng lắp ráp (assembly load)

Lực được sử dụng trên thân đầu phun ở áp suất thủy lực đầu vào 0 MPa (0 bar1))

3.2. Hệ số dẫn nhiệt (conductivity factor)

C

Số đo độ dẫn nhiệt giữa phần tử phản ứng nhiệt của đầu phun và phụ tùng nối ống.

CHÚ THÍCH: Hệ số dẫn nhiệt được biểu thị bằng đơn vị (m/s)0,5

3.3. Không gian điều khiển (control spaces)

Các khu vực trên boong tàu như đài chỉ huy, phòng máy vô tuyến điện và phòng công suất khẩn cấp.

3.4. Vật liệu chống ăn mòn (corrosion-resistant material)

Các vật liệu như đồng cỏ (bronze), đồng thau, hợp kim gốc đồng và niken, thép không gỉ hoặc chất dẻo.

3.5. Tải trọng thiết kế (design load)

Lực được sử dụng trên cơ cấu nhà ở tải trọng làm việc của đầu phun.

3.6. Kiểm soát đám cháy (fire control)

Hạn chế sự phát triển của một đám cháy và điều chỉnh nhiệt độ của khí trên trần để ngăn ngừa sự hư hỏng của cấu trúc.

3.7. Dập tắt đám cháy (fire suppression)

Giảm đột ngột tốc độ thoát nhiệt của một đám cháy và ngăn ngừa sự phát triển trở lại của nó.

3.8. Chữa cháy (fire extinguishment)

Tốc độ thoát nhiệt giảm tới không, các ngọn lửa ngừng cháy và không bốc cháy trở lại.

3.9. Chỉ số lan truyền ngọn lửa (flame spread index)

FSI

Đặc tính mở rộng ta của đám cháy được đo phù hợp với ANSI/UN 723.

3.10. Gói nhiên liệu (fuel package)

Các vật liệu dễ cháy đốt được bằng lửa và các vật liệu dễ cháy bao gồm tường và trần.

3.11. Khu vực có nguy hiểm thấp (low hazard area)

Khu vực ở đó số lượng và/hoặc khả năng cháy của các chất cháy được thấp và các đám cháy có các tốc độ thoát nhiệt tương đối thấp.

3.12. Không gian máy trên boong tàu (shipboard machinery spaces)

Các buồng động cơ và các buồng máy bơm ở dạng hàng hóa có chứa các chất lỏng dễ cháy hoặc dễ bốc cháy có đặc tính cháy không khốc liệt hơn so với dầu điêzen nhẹ.

3.13. Đầu phun (nozzles)

3.13.1. Đầu phun tự động (automatic nozzle)

Cơ cấu nhạy cảm nhiệt được thiết kế để phản ứng ở một nhiệt độ xác định trước bằng cách tự động xả sương mù nước vào một diện tích và thể tích đã được lựa chọn có chỉ số thời gian phản ứng (RTI) không lớn hơn 50(m.s)1/2 và hệ số dẫn nhiệt (C) không lớn hơn 1,0 (m/s)1/2.

3.13.2. Đầu phun được phủ bảo vệ (coated nozzle)

Đầu phun được phủ để bảo vệ chống ăn mòn được thực hiện ở nơi chế tạo.

3.13.3. Đầu phun phản ứng nhanh (fast response nozzle)

Đầu phun tự động có chỉ số thời gian phản ứng (RTI) không lớn hơn 50 (m.s)1/2 và hệ số dẫn nhiệt (C) không lớn hơn 1,0 (m/s)1/2.

3.13.4. Đầu phun có chi tiết dễ nóng chảy (fusible element nozzle)

Đầu phun được mở do sự nóng chảy của chi tiết dưới ảnh hưởng của nhiệt.

3.13.5. Đầu phun có bầu thủy tinh (glass bulb nozzle)

Đầu phun được mở do sự nổ bầu thủy tinh (dễ vỡ) vì áp suất gây ra bởi sự giãn nở của chất lỏng chứa trong bầu thủy tinh này dưới ảnh hưởng của nhiệt.

3.13.6. Đầu phun nhiều lỗ (multiple orifice nozzle)

Đầu phun có hai hoặc nhiều lỗ ở đầu ra được bố trí để phân phối sự xả nước theo kiểu và số lượng qui định cho một vùng bảo vệ xác định.

3.13.7. Đầu phun hở (open nozzle)

Đầu phun không có phần tử nhạy cảm nhiệt.

3.13.8. Đầu phun hướng xuống dưới (pendent nozzle)

Đầu phun được cấu tạo sao cho sương được hướng xuống dưới bằng cách va đập vào tấm phân phối hoặc bằng tấm định hướng.

3.13.9. Đầu phun hướng lên trên (upright nozzle)

Đầu phun được cấu tạo sao cho sương hướng đi lên trên đội vào tấm phân tán đối diện.

3.14. Áp suất vận hành (operating pressure)

Áp suất làm việc lớn nhất tại đó đầu phun được dự định vận hành.

3.15. Áp suất làm việc định mức (rated working pressure)

Áp suất làm việc lớn nhất tại đó đầu phun được dự định vận hành nhưng không nhỏ hơn 1,2 MPa (12 bar).

3.16. Nắp bảo vệ (protective cap)

Bộ phận được gắn vào đầu phun dùng để bảo vệ đầu phun trong suốt quá trình vận chuyển và lắp đặt nhưng chủ yếu là để bảo vệ đầu phun trong khi làm việc.

3.17. Chỉ số thời gian phản ứng (response time index)

CHÚ THÍCH 1: RTI được biểu thị bằng đơn vị (m.s)1/2

CHÚ THÍCH 2: Có thể sử dụng RTI kết hợp với hệ số dẫn nhiệt (C) để dự đoán sự phản ứng của đầu phun trong môi trường đám cháy được xác định dưới dạng nhiệt độ và tốc độ của khí đối với thời gian.

3.18. Tải trọng làm việc (service load)

Lực kết hợp được tạo ra trên thân đầu phun bởi tải trọng lắp ráp của đầu phun và lực tương đương của áp suất làm việc định mức tác động tại đầu vào.

3.19. Buồng hành khách trên boong tàu (shipboard passenger cabin)

Khu vực có phương tiện để ngủ được giành cho sử dụng riêng của hành khách.

3.20. Không gian chung trên boong tàu (shipboard public space)

Khu vực ở đó mọi người có thể tụ họp như nhà hàng ăn, phòng ăn, phòng khách, hành lang và văn phòng.

3.21. Nắp đậy cho chuyên chở bằng tàu thủy (shipping cap)

Bộ phận được gắn vào đầu phun dùng để bảo vệ đầu phun chỉ trong quá trình vận chuyển và lắp đặt.

CHÚ THÍCH: Nắp đậy cho chuyên chở bằng tàu không được dự định giữ lại trên đầu phun sau khi đã hoàn thành việc lắp đặt.

3.22. Khu vực nguy hiểm tiêu chuẩn (standard hazard area)

Khu vực ở đó số lượng và khả năng cháy của các chất cháy được gọi là trung bình, các kho dự trữ các chất đốt không vượt quá 1,5 m và các đám cháy có tốc độ thoát nhiệt trung bình.

3.23. Sự định hướng tiêu chuẩn (standard orientation)

Sự định hướng ở đó dòng không khí vuông góc với cả đường trục đầu vào của đầu phun và mặt phẳng của giá đầu phun, nếu được trang bị để tạo ra thời gian phản ứng ngắn nhất.

3.24. Sự định hướng xấu nhất (worst-case orientation)

Sự định hướng tạo ra thời gian phản ứng dài nhất với đường trục đầu vào của đầu phun vuông góc với dòng không khí.

4. Sự phù hợp của sản phẩm

Nhà sản xuất phải có trách nhiệm thực hiện chương trình kiểm tra chất lượng để bảo đảm rằng nhà sản xuất liên tục phản ứng các yêu cầu theo cùng một cách như đối với các mẫu được thử nghiệm ban đầu. Trước khi thử, các đầu phun phải được kiểm tra và ghi nhãn, sự phù hợp với bản vẽ của nhà sản xuất và các khuyết tật rõ rệt.

Mỗi đầu phun sương tự động phải vượt qua được thử nghiệm độ bền chống rò rỉ tương đương với áp suất thủy tĩnh tối thiểu là bằng 2.5 lần áp suất làm việc định mức nhưng không nhỏ hơn 3,0 MPa (30 bar) tác động trong thời gian ít nhất là 2 s.

5. Yêu cầu chung

…/.

Xem thêm tiêu chuẩn phòng cháy

Bấm vào đây để xem TOÀN BỘ CÁC PHẦN của TCVN 6305.

Truy cập danh mục: TCVN PCCC MỚI NHẤT để xem và tải về các văn bản tài liệu quy chuẩn PCCC khác.

Liên hệ hỗ trợ:

Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Thành Phố Mới

  • Hotline: 0988 488 818
  • Điện thoại: 0274 222 5555
  • Email: thanhphomoi.co@gmail.com
  • Địa chỉ: Số 09, Đường Số 7B, Khu 03, P. Hoà Phú, Thủ Dầu Một, Bình Dương
► Xem thêm:  TCVN 6305-10:2013 PCCC: Hệ thống Sprinkler tự động - P10
Đánh giá chất lượng
0 / 5

Your page rank:

 Đóng góp bình luận, đặt câu hỏi ngay bên dưới về cho PCCC Thành Phố Mới!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin chờ một chút!

Doanh nghiệp có đang bỏ lỡ nội dung này ...
‹TRỌN BỘ› QUY TRÌNH NỘP HỒ SƠ PCCC ONLINE 2023
(PHÊ DUYỆT - THẨM DUYỆT - NGHIỆM THU) 
  • Doanh nghiệp cần chú ý
  • Đầy đủ quy trình các bước
  • Có video đính kèm thao tác
XEM NGAY
close-link