TCVN 3890:2023 Phương tiện PCCC nhà và công trình (2023)

TCVN 3890:2023 về PCCC – Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí

Tên đầy đủ: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phòng cháy chữa cháy – Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí

1. TCVN 3890:2023 là gì?

TCVN 3890:2023 là tiêu chuẩn quy định về trang bị, bố trí phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy cho nhà, công trình, đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo quy định.

2. Công bố TCVN 3890:2023

TCVN 3890:2023 do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 Cơ quan ban hành: Bộ KH&CN Số công báo: 261/QĐ-BKHCN
 Số hiệu: 3890:2023 Ngày đăng công báo: 28/02/2022
 Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam Người ký: Lê Xuân Định
 Ngày ban hành: 28/02/2023 Ngày có hiệu lực: 28/02/2023
 Lĩnh vực: Phòng cháy chữa cháy Tình trạng hiệu lực: Đã biết
TCVN 3890 2023
Trang đầu TCVN 3890 2023

► Có thể bạn quan tâm: Quy chuẩn 06:2022

3. TCVN 3890:2023 có gì mới?

TCVN 3890:2023 là tiêu chuẩn 3890 mới nhất (tiêu chuẩn PCCC mới nhất) do Bộ KH&CN ban hành, tiêu chuẩn này thay thế TCVN 3890:2009, thay đổi sau các lần dự thảo TCVN 3890:2021 và TCVN 3890:2022.

Tiêu chuẩn 3890 mới nhất này vừa được cập nhật, có hiệu lực từ ngày 28/02/2023, TCVN 3890:2009 đã hết hiệu lực!

Một số nội dung chính trong TCVN 3890:2023 được sửa đổi, bổ sung so với TCVN 3890:2009 bao gồm như sau:

Quy định RÕ RÀNG VÀ CHI TIẾT về:

1. Trang bị, bố trí phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy cho nhà, công trình, đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo quy định của [5] (LUẬT QUY HOẠCH), khi:

  • Xây dựng mới
  • Cải tạo làm tăng quy mô hoặc chuyển đổi công năng sử dụng của gian phòng, nhà, công trình
  • Cải tạo làm tăng quy mô của khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo quy định [5].
  • Thay đổi hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ của gian phòng, nhà, công trình theo hướng tăng tính chất nguy hiểm cháy.

2. Đối với nhà và công trình ngoài việc tuân thủ tiêu chuẩn này còn phải tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn riêng của các loại hình công trình đó, trong trường hợp có quy định khác với quy định tại tiêu chuẩn này, phải áp dụng quy định có yêu cầu cao hơn.

3. Đối với nhà và công trình chưa có quy định cụ thể thì nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về PCCC theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành cấp Bộ về phòng cháy và chữa cháy.

…, ngoài ra còn nhiều thay đổi và nâng cấp khác so với tiêu chuẩn cũ.

TCVN 3890 2023

► Xem thêm:  TCVN 13418:2021 PCCC - Lăng phun bọt chữa cháy cầm tay

4. Tải về TCVN 3890:2023

Tải về TCVN 3890:2023 cập nhật mới nhất (2023) trị giá 564.000đ hoàn toàn miễn phí với phiên bản định dạng [PDF]. Nhấn【TẢI VỀ】phía bên dưới!

TCVN 3890:2023.pdf

Thời gian đếm ngược sau khi bấm TẢI VỀ? Click để xem
Là khoảng thời gian ước tính để xử lý yêu cầu tải xuống từ server. Vui lòng chờ đợi trong giây lát, liên kết tải về sẽ hiện ra sau khi thời gian đếm ngược kết thúc!

► Quý khách hàng/bạn đọc cần bản WORD của TCVN này, vui lòng nhập email ở dưới phần bình luận của bài viết, chúng tôi sẽ gửi tài liệu qua email cho bạn

► Văn bản hướng dẫn (Công văn số 682 C07-P4,P7): Công văn hướng dẫn TCVN 3890:2023

► Liên quan (Quyết định 261/QĐ-BKHCN 2023): TCVN 13657-1:2023

TCVN 3890 2023

5. TCVN 3890:2023 English

PCCC Thành Phố Mới đã có văn bản TCVN 3890:2023 bằng tiếng Anh. Tải về TCVN 3890 2023 English version (2023) phiên bản [PDF]. Nhấn [TẢI VỀ].

TCVN 3890:2023 [ENGLISH].pdf

Thời gian đếm ngược sau khi bấm TẢI VỀ? Click để xem
Là khoảng thời gian ước tính để xử lý yêu cầu tải xuống từ server. Vui lòng chờ đợi trong giây lát, liên kết tải về sẽ hiện ra sau khi thời gian đếm ngược kết thúc!
► Quý bạn đọc cần bản WORD TIẾNG ANH của TCVN 3890:2023, vui lòng nhập email ở dưới phần bình luận của bài viết, tài liệu sẽ được gửi tự động qua email.

6. Nội dung TCVN 3890:2023

  • Nội dung sơ lược về TCVN 3890:2023

TCVN 3890:2023

Xuất bản lần 3

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY – PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH – TRANG BỊ, BỐ TRÍ

Fire protection – Fire protection equipments for building and construction – Equipment, Installation

HÀ NỘI – 2023

Mục lục:

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Quy định chung

5. Quy định về trang bị, bố trí phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy.

Phụ lục A Quy định về trang bị hệ thống báo cháy tự động, thiết bị báo cháy cục bộ và hệ thống chữa cháy tự động

Phụ lục B Quy định về trang bị hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà

Phụ lục C Quy định về trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà

Phụ lục D Quy định về trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới

Phụ lục E Quy định về trang bị dụng cụ phá dỡ thô sơ

Phụ lục F Quy định về trang bị mặt nạ lọc độc và mặt nạ phòng độc cách ly

Phụ lục G Quy định về phải trang bị hệ thống loa thông báo và hướng dẫn thoát nạn

Phụ lục H Quy định về trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu

Thư mục tài liệu tham khảo

Lời nói đầu

TCVN 3890:2023 này thay thế cho TCVN 3890:2009.

TCVN 3890:2023 do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định về trang bị, bố trí phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy cho nhà, công trình, đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo quy định [5], khi:

– Xây dựng mới;

– Cải tạo làm tăng quy mô hoặc chuyển đổi công năng sử dụng của gian phòng, nhà, công trình.

– Cải tạo làm tăng quy mô của khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo quy định [5].

– Thay đổi hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ của gian phòng, nhà, công trình theo hướng tăng tính chất nguy hiểm cháy.

1.2 Đối với nhà và công trình ngoài việc tuân thủ tiêu chuẩn này còn phải tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn riêng của các loại hình công trình đó, trong trường hợp có quy định khác với quy định tại tiêu chuẩn này, phải áp dụng quy định có yêu cầu cao hơn.

1.3 Đối với nhà và công trình chưa có quy định cụ thể thì nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về PCCC theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành cấp Bộ về phòng cháy và chữa cháy.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất quan trọng khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản đã nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (bao gồm cả sửa đổi).

  • TCVN 4530 Cửa hàng xăng dầu – Yêu cầu thiết kế.
  • TCVN 4878 Phòng cháy chữa cháy – Phân loại cháy.
  • TCVN 4879 Phòng cháy – Dấu hiệu an toàn.
  • TCVN 5307 Kho dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ – Yêu cầu thiết kế.
  • TCVN 5738 Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.
  • TCVN 5684 An toàn cháy các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu chung.
  • TCVN 5760 Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
  • TCVN 6100 Phòng cháy chữa cháy – Chất chữa cháy – Cabon Dioxit.
  • TCVN 6101 Thiết bị chữa cháy – Hệ thống chữa cháy cacbon dioxit – Thiết kế và lắp đặt.
  • TCVN 6223 Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – Yêu cầu chung về an toàn.
  • TCVN 6305 (tất cả các phần) Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống sprinkler tự động.
  • TCVN 7026 Chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay – Tính năng và cấu tạo.
  • TCVN 7027 Chữa cháy – Bình chữa cháy có bánh xe – Tính năng và cấu tạo.
  • TCVN 7161 (tất cả các phần) Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống.
  • TCVN 7336 Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
  • TCVN 7435 (tất cả các phần) Phòng cháy, chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy.
  • TCVN 7568 (tất cả các phần) Hệ thống báo cháy.
  • TCVN 9255 Tiêu chuẩn tính năng trong tòa nhà – định nghĩa, phương pháp tính các chỉ số diện tích và không gian.
  • TCVN 12110 Phòng cháy chữa cháy – Bơm ly tâm loại khiêng tay dùng động cơ đốt trong – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
  • TCVN 12314 (tất cả các phần) Chữa cháy – Bình chữa cháy tự động kích hoạt.
  • TCVN 13316 (tất cả các phần) Phòng cháy chữa cháy – Xe ô tô chữa cháy.
  • TCVN 13332 Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp – Mặt nạ trùm toàn bộ khuôn mặt – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
  • TCVN 13333 Hệ thống chữa cháy bằng sol – khí – Yêu cầu về thiết kế, lắp đặt, kiểm tra và bảo dưỡng.
  • TCVN 13456 Phòng cháy chữa cháy – Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn – Yêu cầu thiết kế, lắp đặt.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 4530, TCVN 4879, TCVN 5307, TCVN 5684, TCVN 5738, TCVN 6100, 6101, TCVN 6223, TCVN 6305 (tất cả các phần), TCVN 7026, TCVN 7027, TCVN 7161 (tất cả các phần), TCVN 7336, TCVN 7435 (tất cả các phần), TCVN 7568-1, TCVN 12110, TCVN 12314-1, TCVN 13316 (tất cả các phần), TCVN 13332, TCVN 13333, TCVN 13456, và các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Fire protection equipments)

Phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy và chữa cháy, cứu người, cứu tài sản.

3.2 Hệ thống chữa cháy tự động (Automatic fire extinguishing system)

Hệ thống chữa cháy được tự động kích hoạt xả chất chữa cháy khi các yếu tố của đám cháy vượt quá giá trị được thiết lập trong khu vực bảo vệ, có chức năng giám sát xả và dừng xả/dừng kích hoạt xả chất chữa cháy.

CHÚ THÍCH:

– Tín hiệu giám sát phải được truyền về tủ trung tâm báo cháy;

– Chức năng dừng xả/dừng kích hoạt phải có khả năng thực hiện bằng tay.

3.3 Họng nước chữa cháy (Hose reel)

Tổ hợp các thiết bị chuyên dùng gồm van khóa, vòi, lăng phun được lắp đặt, trang bị sẵn để triển khai đưa nước đến đám cháy.

3.4 Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà (Outdoor fire fighting water supply system)

Hệ thống các thiết bị chuyên dùng được lắp đặt ngoài nhà để cấp nước phục vụ cho công tác chữa cháy.

3.5 Thiết bị báo cháy cục bộ (Local fire alarms device)

Thiết bị tự động phát hiện và cảnh báo cháy bằng âm thanh.

Chú thích: Các thiết bị báo cháy cục bộ khi được lắp đặt trong cùng một nhà và công trình phải được liên kết với nhau, đảm bảo tất cả cùng phát tín hiệu báo cháy khi có một thiết bị được kích hoạt.

3.6 Phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu (Initial fire fighting facilities)

Phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu gồm: Thùng, phuy chứa cát; xẻng; chăn.

3.7 Mặt nạ lọc độc (Filter masks)

Thiết bị bảo hộ cá nhân để bảo vệ cơ quan hô hấp của người sử dụng chống lại khói, khí độc trong một thời gian và ở giới hạn nồng độ oxy trong không khí nhất định.

3.8 Mặt nạ phòng độc cách ly (Self Contained Breathing Apparatus)

Thiết bị bảo hộ cá nhân gồm mặt trùm toàn bộ khuôn mặt và bình khí thở để bảo vệ cơ quan hô hấp của người sử dụng chống lại sự xâm nhập không khí bên ngoài.

3.9 Công trình xây dựng (Constructions)

Sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.

3.10 Nhà (Building)

Công trình xây dựng có chức năng chính là bảo vệ, che chắn cho người hoặc vật chứa bên trong, thông thường được bao che một phần hoặc toàn bộ và được xây dựng ở một vị trí cố định.

3.11 Nhà hỗn hợp (Multi-function building)

Nhà dân dụng có nhiều công năng sử dụng khác nhau (ví dụ: một nhà được thiết kế sử dụng làm văn phòng, dịch vụ thương mại, hoạt động công cộng và có thể có các phòng ở).

CHÚ THÍCH: Nhà hỗn hợp phải áp dụng các quy định về trang bị, bố trí phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với nhà hỗn hợp khi diện tích sàn xây dựng dùng cho mỗi công năng của nhà không vượt quá 70 % tổng diện tích sàn xây dựng của nhà (không bao gồm các diện tích sàn dùng cho hệ thống kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy, gian lánh nạn và đỗ xe).

3.12 Nhà sản xuất (Production building)

Nhà mà bên trong có các hoạt động sản xuất và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho con người làm việc và vận hành các thiết bị công nghệ.

3.13 Kho lạnh (Cold storage)

Một hoặc nhiều phòng được cách nhiệt và làm lạnh để bảo quản thực phẩm, hàng hóa ở nhiệt độ quy định.

3.14 Gian phòng (Room)

Không gian bên trong nhà có công năng nhất định và được giới hạn bởi các kết cấu xây dựng.

3.15 Chiều cao (Height for fire prevention and fighting)

Chiều cao quy định trong tiêu chuẩn này được hiểu là chiều cao PCCC của nhà, công trình (không tính tầng kỹ thuật trên cùng) được xác định như sau:

– Bằng khoảng cách lớn nhất tính từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép dưới của lỗ cửa (cửa sổ) mở trên tường ngoài của tầng trên cùng;

– Bằng một nửa tổng khoảng cách tính từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mặt sàn và đến trần của tầng trên cùng – khi không có lỗ cửa (cửa sổ).

CHÚ THÍCH 1: Khi mái nhà được khai thác sử dụng thì chiều cao PCCC của nhà được xác định bằng khoảng cách lớn nhất từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép trên tường bao của mái.

CHÚ THÍCH 2: Khi xác định chiều cao PCCC thì mái nhà không được tính là có khai thác sử dụng nếu con người không có mặt thường xuyên trên mái.

CHÚ THÍCH 3: Khi có ban công (lô gia) hoặc kết cấu bao che (lan can) cửa sổ thì chiều cao PCCC được tính bằng khoảng cách lớn nhất từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép trên của kết cấu bao che (lan can).

3.16 Mái có khai thác sử dụng (Occupied roof)

Mái nhà có sự có mặt thường xuyên của con người (không ít hơn 2 giờ liên tục hoặc tổng thời gian không ít hơn 6 giờ trong vòng một ngày đêm).

3.17 Tầng kỹ thuật (Technical floors)

Tầng hoặc một phần tầng bố trí các gian kỹ thuật hoặc các thiết bị kỹ thuật của tòa nhà. Tầng kỹ thuật có thể là tầng hầm, tầng bán hầm, tầng áp mái, tầng trên cùng hoặc tầng thuộc phần giữa của tòa nhà.

3.18 Tầng áp mái (Attic)

Tầng nằm bên trong không gian của mái dốc mà toàn bộ hoặc một phần mặt đứng của nó được tạo bởi bề mặt mái nghiêng hoặc mái gấp, trong đó tường bao (nếu có) không cao quá mặt sàn 1,5 m.

3.19 Số tầng nhà (Number of floors)

Số tầng của nhà trong tiêu chuẩn này bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng tum) và tầng bán/nửa hầm, không bao gồm tầng áp mái.

CHÚ THÍCH

Tầng tum không tính vào số tầng nhà của công trình khi chỉ có chức năng sử dụng để bao che lồng cầu thang bộ/giếng thang máy và che chắn các thiết bị kỹ thuật của công trình (nếu có), có diện tích mái tum không vượt quá 30 % diện tích sàn mái.

Đối với nhà ở riêng lẻ, tầng lửng không tính vào số tầng của công trình khi diện tích sàn tầng lửng không vượt quá 65% diện tích sàn xây dựng của tầng ngay bên dưới.

Đối với công trình nhà công nghiệp thì sàn giá đỡ và sàn lửng nằm ở cao độ bất kì không tính vào số tầng của công trình khi có diện tích không lớn hơn 40 % diện tích 1 tầng của công trình đó.

Đối với các công trình nhà, kết cấu dạng nhà, công trình nhiều tầng có sàn (không bao gồm nhà ở riêng lẻ, nhà công nghiệp), tầng lửng không tính vào số tầng của công trình khi chỉ bố trí sử dụng làm khu kỹ thuật (ví dụ: sàn kỹ thuật đáy bể bơi, sàn đặt máy phát điện, hoặc các thiết bị công trình khác), có diện tích sàn xây dựng không vượt quá 10% diện tích sàn xây dựng của tầng ngay bên dưới và không vượt quá 300 m2. Mỗi công trình chỉ được phép có một tầng lửng không tính vào số tầng của công trình.

3.20 Khối tích (Volume)

Khối tích quy định trong tiêu chuẩn này được hiểu là khối tích của nhà, công trình/hạng mục công trình độc lập. Khối tích được tính theo quy định của TCVN 9255.

3.21 Diện tích (Area)

Diện tích quy định trong tiêu chuẩn này được hiểu là tổng diện tích sàn của nhà, công trình/hạng mục công trình độc lập về kết cấu của công trình. Diện tích được tính theo quy định của TCVN 9255.

CHÚ THÍCH: Trường hợp các nhà đã bảo đảm về khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy, thoát nạn và ngăn cháy lan, được kết nối với nhau bởi các lối đi (hành lang cầu) thì cho phép tính diện tích và khối tích riêng biệt của từng nhà.

4. Quy định chung

………..

► Xem thêm:  TCVN 13316-2:2022 về PCCC: Xe Ô Tô Chữa Cháy Xi Téc

Các tiêu chuẩn PCCC mới nhất khác

Bấm vào đây xem TOÀN BỘ các bài viết về TCVN 3890.

Hoặc danh mục: TCVN về PCCC để xem các văn bản TCVN về phòng cháy chữa cháy được cập nhật mới nhất.

Liên hệ hỗ trợ:

Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Thành Phố Mới

  • Hotline: 0988 488 818
  • Điện thoại: 0274 222 5555
  • Email: thanhphomoi.co@gmail.com
  • Địa chỉ: Số 09, Đường Số 7B, Khu 03, P. Hoà Phú, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Đợi xem Pass
Đánh giá chất lượng
0 / 5

Your page rank:

 Đóng góp bình luận, đặt câu hỏi ngay bên dưới về cho PCCC Thành Phố Mới!

100 thoughts on “TCVN 3890:2023 Phương tiện PCCC nhà và công trình (2023)

  1. Nguyễn Sơn says:

    Cho mình xin FILE world TCVN 3890:2023, cả bản tiếng Việt và bản tiếng Anh.
    Cảm ơn nhiều!

  2. Tuấn Anh says:

    Nội dung rất hữu ích ạ!
    Ad có thể chia sẻ giúp mình file word TCVN 3890-2023 được không ? xin vui lòng gửi qia mail :

    • PCCC Thành Phố Mới says:

      Chào anh Hậu, trước đây hệ thống đã từng gửi qua emai, tuy nhiên trong quá trình thao tác anh ghi sai email “Tranduchau27292@gmal.com” nên anh sẽ không nhận được. Hệ thống đã gửi lại, cảm ơn anh đã quan tâm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *