TCVN 6305-5:2009 PCCC: Hệ thống Sprinkler tự động – P5

TCVN 6305-5:2009 (ISO 6182-5:2006) về PCCC – Hệ thống Sprinkler tự động – Phần 5: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van tràn

1. TCVN 6305-5:2009 là gì?

TCVN 6305-5:2009 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu về đặc tính, phương pháp thử, ghi nhãn đối với van tràn, thiết bị bổ sung có liên quan của nhà sản xuất dùng trong hệ thống tràn và hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động tác động trước.

2. Công bố TCVN 6305-5:2009

TCVN 6305-5:2009 do Bản kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 21 Thiết bị chữa cháy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ KH&CN công bố.

TCVN 6305-5:2009 này thay thế TCVN 6305-5:1997 và hoàn toàn tương đương với ISO 6182-5:2006.

 Cơ quan ban hành: Bộ KH&CN Số công báo: 914/QĐ-BKHCN
 Số hiệu: 6305-5:2009 Ngày đăng công báo: 01/06/2009
 Loại văn bản: Tiêu chuẩn Quốc gia Người ký: Đã biết
 Ngày ban hành: 01/01/2009 Ngày có hiệu lực: 01/01/2009
 Lĩnh vực: Phòng cháy chữa cháy Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực

3. Tải về TCVN 6305-5:2009

Tải về miễn phí TCVN 6305-5:2009 dạng [BẢN GỐC + BẢN ĐẸP] của TCVN này. Nhấn [TẢI VỀ] ngay bên dưới.

TCVN 6305-5:2009.pdf (bản gốc)

TCVN 6305-5:2009.pdf (bản đẹp)

TCVN 6305-5:2009.doc (bản word)

Thời gian đếm ngược sau khi bấm TẢI VỀ? Click để xem
Là khoảng thời gian ước tính để xử lý yêu cầu tải xuống từ server. Vui lòng chờ đợi trong giây lát, liên kết tải về sẽ hiện ra sau khi thời gian đếm ngược kết thúc!

tcvn 6305 5 2009

► Xem thêm:  TCVN 6305-3:2007 PCCC: Hệ thống Sprinkler tự động - P3

4. Nội dung TCVN 6305-5:2009

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6305-5:2009

ISO 6182-5:2006

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY – HỆ THỐNG SPRINKLER TỰ ĐỘNG – PHẦN 5: YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỐI VỚI VAN TRÀN

Fire protection – Automatic sprinkler systems – Part 5: Requirements and test methods for deluge valves

TCVN 6305 (ISO 6182) Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống sprinkler tự động bao gồm các phần sau:

TCVN 6305-1:2007 (ISO 6182-1:2004) – Phần 1: Yêu cầu và phương pháp thử đối với sprinkler

TCVN 6305-2:2007 (ISO 6182-2:2005) – Phần 2: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van báo động kiểu ướt, bình làm trễ và chuông nước

TCVN 6305-3:2007 (ISO 6182-3:2005) – Phần 3: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van ống khô

TCVN 6305-4:1997 (ISO 6182-4:1993) – Phần 4: Yêu cầu và phương pháp thử đối với cơ cấu mở nhanh

– TCVN 6305-5:2009 (ISO 6182-5:2006) – Phần 5: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van tràn

TCVN 6305-6:2013 (ISO 6182-6:2006) – Phần 6: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van một chiều

TCVN 6305-7:2006 (ISO 6182-7:2004) – Phần 7: Yêu cầu và phương pháp thử đối với sprinkler phản ứng nhanh ngăn chặn sớm (ESFP).

TCVN 6305-8:2013 (ISO 6182-8:2006 – Phần 8: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van báo động khô tác động trước

TCVN 6305-9:2013 (ISO 6182-9:2005 – Phần 9: Yêu cầu và phương pháp thử đối với đầu phun sương

TCVN 6305-10:2013 (ISO 6182-10:2006) – Phần 10: Yêu cầu và phương pháp thử đối với Sprinkler trong nhà

TCVN 6305-11:2006 (ISO 6182-11:2004) – Phần 11: Yêu cầu và phương pháp thử đối với giá treo ống

TCVN 6305-12:2013 (ISO 6182-12:2010) – Phần 12: Yêu cầu và phương pháp thử đối với bộ phận có rãnh ở đầu mút dùng cho hệ thống đường ống thép.

ISO 6182 Fire protection – Automatic sprinkler systems còn có các phần sau:

– Part 4: Requirements and test methods for quick-opening devices.

– Part 6: Requirements and test methods for check valves.

– Part 8: Requirements and test methods for pre-action dry alarm valves.

– Part 9: Requirements and test methods for water mist nozzles.

– Part 10: Requirements and test methods for domestic sprinklers.

– Part 12: Requirements and test methods for grooved end pipe couplings.

– Part 6: Requirements and test methods for extended coverage sprinklers.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về đặc tính, phương pháp thử, ghi nhãn đối với van tràn, thiết bị bổ sung có liên quan của nhà sản xuất dùng trong hệ thống tràn và hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động tác động trước. Van tràn theo quy định trong tiêu chuẩn này có thể vận hành bằng thủy lực, khí nén, điện, cơ khí, bằng tay, bằng nhiệt hoặc bằng sự kết hợp của các tác động đó.

Tiêu chuẩn này không quy định đặc tính và các yêu cầu về thử nghiệm cho các chi tiết và phụ tùng khác của van tràn.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các van hoạt động bằng nhiệt tác động trực tiếp lên van làm van nhả ra. Kiểu van này sử dụng một thiết bị nhiệt dạng thanh truyền-đòn bẩy hoặc bầu thủy tinh của một sprinkler để đóng van. Sự vận hành của thiết bị nhiệt làm cho van mở ra.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu có ghi năm áp dụng thì chỉ áp dụng phiên bản đã nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm áp dụng thì chỉ áp dụng phiên bản mới nhất (bao gồm cả các sửa đổi).

  • TCVN 2229, Cao su, lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Phép thử già hóa nhanh và độ chịu nhiệt.
  • TCVN 4509, Cao su, lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Xác định các tính chất ứng suất-dãn dài khi kéo.
  • ISO 7-1 Pipe threads where pressure-tight joints are made on the threads – Part 1: Designation, dimensions and tolerances (Ren ống dùng cho mối nối ren kín áp – Phần 1: Ký hiệu, kích thước, và dung sai).
  • ISO 898-1, Mechanical properties of fasteners made of carbon stell and alloy steel – Part 1: Bolts, screws and studs (Cơ tính của các chi tiết kẹp chặt bằng thép cacbon và thép hợp kim – Phần 1: Bulông, vít và vít cấy).
  • ISO 898-2, Mechanical properties of fasteners – Part 2: Nuts with specified proof load values – Coarse thread (Cơ tính của các chi tiết kẹp chặt – Phần 2: Đai ốc với các giá trị tải trọng thử quy định – Ren bước lớn).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Thiết bị báo động (Alarm device)

Cơ cấu cơ khí hoặc điện phát ra tín hiệu báo động khi van tràn hoạt động.

3.2

Then cài (anti-reset latch)

Cơ cấu hãm không cho bộ bịt kín trở lại vị trí đã lắp đặt sau khi hoạt động.

3.3

Van tràn tự động (automatic drain valve)

Cơ cấu thường mở, tự động thoát nước và thông khí cho buồng trung gian ra môi trường của một van tràn khi van ở trạng thái sẵn sàng và hạn chế nước từ buồng này chảy ra khi van đã nhả.

3.4

Áp lực bổ trợ (auxiliary pressure)

Áp lực tác động vào một màng hoặc piston trợ lực được trích ra từ áp lực làm việc hoặc một nguồn bên ngoài.

3.5

Lá van (clapper)

Một loại chi tiết bịt kín.

CHÚ THÍCH: Xem 3.19.

3.6

Vật liệu chống ăn mòn (corrosion-resistant material)

Vật liệu kim loại như đồng bronze (đồng đỏ), đồng thau, kim loại Monel, thép không gỉ austenit hoặc vật liệu tương tự hoặc vật liệu chất dẻo (nhựa) phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn này.

3.7

Hệ thống tràn (deluge system)

Hệ thống tự động chữa cháy sử dụng một van tràn được vận hành bằng cơ cấu bổ trợ cho nước chảy vào hệ thống sprinkler hoặc các đầu phun không tự động mở.

3.8

Van tràn (deluge valve)

Van cấp nước điều khiển tự động, được vận hành bằng cơ cấu bổ trợ cho nước chảy vào một hệ thống đường ống dẫn mở của hệ thống tràn (thoát nước) hoặc hệ thống đường ống kín của hệ thống tác động trước.

CHÚ THÍCH: Cơ cấu bổ trợ để vận hành van tràn có thể là cơ khí, điện, thủy lực, khí nén, nhiệt, thủ công hoặc sự kết hợp của tác động đó.

3.8.1

Van tràn vận hành bằng thủy lực (hydraulically operated deluge valve)

Van tràn được duy trì ở vị trí chỉnh đặt do áp suất thủy lực tác động vào một màng hoặc piston làm đóng bộ bịt kín.

CHÚ THÍCH: Sự thay đổi áp suất thủy lực tác động vào màng hoặc piston làm cho van mở ra. Áp suất được thay đổi là do tác động của cơ cấu điều khiển bằng tay, cơ cấu điều khiển điện như van điện tử hoặc cơ cấu vận hành bằng thủy lực, nhiệt hoặc khí nén.

3.8.1.1

Van tràn vận hành do giảm áp (pressure-loss operated deluge valve)

Kiểu van tràn vận hành bằng thủy lực được nhả khỏi vị trí chỉnh đặt bằng cách giảm áp suất tác động vào màng hoặc piston trợ lực.

3.8.1.2

Van tràn vận hành do tăng áp (supply-pressure operated deluge valve)

Kiểu van tràn vận hành bằng thủy lực được giữ ở vị trí chỉnh đặt bằng một lò xo hoặc chi tiết khác và được vận hành bằng cách cung cấp áp lực thủy tĩnh để tác động vào màng hoặc piston bổ trợ.

3.8.2

Van tràn vận hành bằng cơ khí (mechanically operated deluge valve)

Van tràn được giữ ở vị trí chỉnh đặt bởi một cơ cấu cơ khí.

CHÚ THÍCH: Van được nhả ra bằng cơ khí, ví dụ bằng tác động của trọng lượng nhả.

3.9

Cơ cấu dẫn động khô (dry pilot actuator)

Van kiểu vi sai khi mất áp lực khí nén từ truyền dẫn động khô sẽ cho phép van tràn vận hành bằng thủy lực hoạt động.

3.10

Đường truyền dẫn khô (dry pilot line)

Hệ thống đường ống phát hiện và khởi động bằng khí nén được lắp với các cơ cấu nhạy cảm với nhiệt, thường là các sprinkler, các cơ cấu này khi chịu tác động của nguồn nhiệt không bình thường, sẽ vận hành để nhả áp lực khỏi hệ thống đường ống và cơ cấu dẫn động khô làm cho van tràn hoạt động tự động.

3.11

Lưu tốc (flow velocity)

Tốc độ của nước chảy qua van tràn được coi như tương đương tốc độ nước chảy qua ống có cùng cỡ kích thước danh nghĩa với van tràn đó.

3.12

Buồng trung gian (intermediate chamber)

Bộ phận của van tràn chia tách các bề mặt tựa của bộ bịt kín không khí và/hoặc nước và có áp suất bằng áp suất khí quyển khi van ở trạng thái sẵn sàng.

3.13

Điểm rò rỉ (leak point)

Áp suất không khí của hệ thống đối với một áp lực làm việc riêng tại đó nước bắt đầu chảy ra từ buồng trung gian, van xả tự động hoặc mạch báo động.

3.14

Hệ thống tác động trước (pre-action system)

Hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động sử dụng một van tràn được vận hành bằng phương tiện trợ lực cho nước chảy vào hệ thống sprinkler hoặc vòi phun tự động.

3.15

Nước mồi (priming water)

Nước dùng để đóng bộ bịt kín và ngăn ngừa sự dính kết của các bộ phận làm việc.

3.16

Áp suất làm việc định mức (rated working pressure)

Áp suất hoạt động tối đa tới đó thì van tràn làm việc.

3.17

Trạng thái sẵn sàng (ready condition)

Trạng thái chỉnh đặt (set condition)

Trạng thái của van tràn với bộ bịt kín ở vị trí đóng và chỉnh đặt có sự tác động của áp suất làm việc trong hệ thống.

3.18

Chi tiết đàn hồi tăng cường (reinforced elastomeric element)

Chi tiết của lá van, cụm lá van hoặc các đệm kín của hợp chất nhựa đàn hồi với nhiều thành phần (chi tiết khác).

3.19

Bộ bịt kín (sealing assembly)

Chi tiết bịt kín chính, di động (như là một lá van) của van tràn để ngăn ngừa dòng nước hồi và duy trì áp suất không khí trong đường ống của hệ thống.

3.20

Gioăng đệm của bộ bịt kín (sealing assembly seat ring)

Chi tiết bịt kín chính cố định của van tràn để ngăn ngừa dòng nước hồi và duy trì áp suất không khí trong đường ống của hệ thống.

3.21

Áp suất làm việc (service pressure)

Áp suất thủy tĩnh tại cửa cấp nước của van tràn khi van này ở trạng thái sẵn sàng.

3.22

Thiết bị bổ sung (trim)

Thiết bị và đường ống bên ngoài, trừ đường ống của thiết bị chính, được lắp với cụm van tràn.

3.23

Điểm nhả (trip point)

Điểm mà tới đó van tràn vận hành cho nước chảy vào hệ thống, thường được xác định dưới dạng áp suất không khí của hệ thống tại một áp suất làm việc đã cho.

3.24

Chuông nước (water-motor alarm)

Cơ cấu vận hành bằng thủy lực đưa nước chảy qua một van tràn để phát ra tín hiệu báo động bằng âm thanh nghe được trong một khu vực.

3.25

Cơ cấu báo động thủy lực từ xa (water-motor transmitter)

Cơ cấu vận hành bằng thủy lực tạo dòng điện để báo động từ xa làm vận hành van.

3.26

Đường truyền dẫn ướt (wet pilot line)

Hệ thống đường ống phát hiện và khởi động bằng thủy lực được lắp với các cơ cấu nhạy cảm nhiệt, thường là các sprinkler tự động, khi chịu tác động của nhiệt từ đám cháy các cơ cấu này sẽ vận hành, giải phóng áp lực khỏi hệ thống đường ống và làm cho van tràn tự động hoạt động.

4. Yêu cầu đối với van tràn

…/.

Xem thêm tiêu chuẩn phòng cháy

Bấm vào đây để xem TOÀN BỘ CÁC PHẦN của TCVN 6305.

Truy cập danh mục: TCVN PCCC MỚI NHẤT để xem và tải về các văn bản tài liệu quy chuẩn PCCC khác.

Liên hệ hỗ trợ:

Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Thành Phố Mới

  • Hotline: 0988 488 818
  • Điện thoại: 0274 222 5555
  • Email: thanhphomoi.co@gmail.com
  • Địa chỉ: Số 09, Đường Số 7B, Khu 03, P. Hoà Phú, Thủ Dầu Một, Bình Dương
► Xem thêm:  TCVN 5739:2022 - Thiết bị chữa cháy - Đầu nối [Dự thảo]
Đánh giá chất lượng
0 / 5

Your page rank:

 Đóng góp bình luận, đặt câu hỏi ngay bên dưới về cho PCCC Thành Phố Mới!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

5 + 6 = ?

Xin chờ một chút!

Doanh nghiệp có đang bỏ lỡ nội dung này ...
‹NFPA› QUY TRÌNH BẢO TRÌ HỆ THỐNG PCCC ( 2024 )
(SONG NGỮ - CÓ FILE TẢI VỀ MIỄN PHÍ) 
  • Liên quan đến doanh nghiệp
  • Đầy đủ chi tiết theo quy trình
  • Có tài liệu tải về hoàn toàn miễn phí
XEM NGAY
close-link

Xin chờ một chút!

Doanh nghiệp có đang bỏ lỡ nội dung này ...
‹PDF› TRỌN BỘ BẢNG HDSD TỦ BÁO CHÁY TRUNG TÂM
HORING - HOCHIKI - TANDA - YUNYANG - NETWORX
  • Chi tiết bảng hướng dẫn
  • Phù hợp để tải về xem, in ấn
  • Đầy đủ các loại tủ báo cháy trung tâm
XEM NGAY
close-link
call Hotline tư vấn 0889 488 818 call Hỗ trợ kỹ thuật 0898 488 818 zalo Chat Zalo Tiktok Gửi Email