SỬA ĐỔI 1:2023 QCVN 06:2022/BXD (QCVN 06:2023)

SĐ1:2023 QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình (QCVN 06:2023)

1. Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD là gì?

Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD là quy chuẩn chỉ bao gồm nội dung sửa đổi, bổ sung một số quy định của QCVN 06:2022/BXD. Các nội dung không được nêu tại Sửa đổi 1 này thì tiếp tục áp dụng QCVN 06:2022/BXD ban hành kèm theo Thông tư số 06/2022/TT-BXD của Bộ Xây dựng.

LƯU Ý: Tên gọi chính thức là “SỬA ĐỔI 1:2023 QCVN 06:2022/BXD“, tuy nhiên tên gọi này khá dài và dễ gây hiểu lầm nên PCCC Thành Phố Mới sẽ gọi dưới tên “QCVN 06:2023” (Lý do: Được phát hành trong năm 2023).

2. Công bố QCVN06:2022/BXD/SĐ1:2023

Sửa đổi 1:2023 QCVN 06.2022/BXD (QCVN 06:2023) do Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) chủ trì.

  • Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an)
  • Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH (Công an TP. Hà Nội)
  • Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH (Công an TP. Hồ Chí Minh)

Cùng phối hợp biên soạn, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng) trình duyệt, Bộ KH&CN thẩm định, Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 09/2023/TT-BXD ngày 10 tháng 10 năm 2023.

 Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng (BXD) Số công báo: Đang cập nhật
 Số hiệu: 09/2023/TT-BXD Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
 Loại văn bản: Thông tư Người ký: Nguyễn Tường Văn
 Ngày ban hành: 16/10/2023 Ngày có hiệu lực: 01/12/2023
 Lĩnh vực: PCCC/Xây dựng Tình trạng hiệu lực: Đã có hiệu lực

► Xem đầy đủ QCVN 06:2022: https://thietbipcccbinhduong.com/qcvn-06-2022-bxd-an-toan-chay-cho-nha-va-cong-trinh/

3. +30 điểm mới so với QCVN 06:2022

1. Nếu có sprinkler % lỗ mở theo bảng E.4a, E.4b được tăng gấp đôi, quy định rõ ràng các trường hợp phải theo bảng E.4a, E.4b

2. Phạm vi áp dụng đối với các công trình không đảm bảo: Đối với các nhà đứng độc lập nếu không đáp ứng được QCVN06-2022 thì áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan, nhà ở riêng lẻ khi chuyển đổi công năng thì có thể áp dụng theo tiêu chuẩn nhà ở riêng lẻ

3. Sai lệch chiều rộng, chiều cao lối thoát nạn, lỗ cửa, thang máy, hành lang +- 5%

4. Tháo gỡ về GHCL của xà gồ, mái

5. GHCL của tường ngoài chỉ yêu cầu trong 1 số trường hợp ngăn cháy lan mặt đứng

6. Không yêu cầu GHCL của bản thang, chiếu thang nếu tường có GHCL đảm bảo (có thể làm bằng thép)

7. Nếu khoảng cách thoát nạn đảm bảo thì không yêu cầu GHCL của hành lang đối với nhà sản xuất

8. Nhà 1 thang bộ chiều cao PCCC được phép đến 25m với diện tích <150m2

9. Chiều rộng tối thiểu bản thang nhóm F1.1 và nhà có chiều cao PCCC <15m giảm

10. Nhà có chiều cao PCCC dưới 15m được phép thang có bậc rẻ quạt

11. Lối thoát nạn qua buồng thang bộ tại tầng 1 được phép qua lễ tân

12. Lối thoát nạn từ tầng hầm lên tầng 1 khi không thể độc lập với từ tầng 1 lên các tầng khác thì phải đi qua khoang đệm tại tầng hầm

13. Một số trường hợp được sử dụng cửa trượt, cửa xếp làm lối thoát nạn

14. Hút khói bỏ cho kho hạng D,E

15. Buồng thang không được chiếu sáng tự nhiên thì không cần tăng áp mà bố trí thoát khói trên tum thang

16. Cửa thang máy thang thế E30 bằng rèm hoặc drencher

17. Vách ngăn cháy giữa 2 công năng khác nhau nhà bậc IV có thể là EI15

18. Họng nước vách tường được nối lên 40m

19. Thời gian chữa cháy ngoài nhà đến 15 l/s nhà F1-F4 và đến 20l/s nhà F5 tính cho 1h

20. Thang sắt loại 3 dùng cho nhà chiều cao PCCC đến 50m

21. Vật liệu hoàn thiện tháo gỡ

22. Không yêu cầu trang bị chữa cháy ngoài nhà nếu hạ tầng đã có (tham khảo thêm TCVN3890-2023, đang đá nhau)

23. Bán kính trụ CC ngoài nhà tăng lên đến 400m

24. Bãi quay đầu xe áp dụng địa hình tùy địa phương

25. Nhà F4 cao từ 6 tầng trở xuống, hành lang có lắp đặt đầu báo cháy khói hoặc CCTĐ không yêu cầu hút khói

26. Nhà nhiều tầng được phép thoát khói tự nhiên

27. Không yêu cầu GHCL của ống gió nếu độ dày ống tối thiểu 1,2mm và trang bị sprinkler trên dưới ống gió

28. Quy định rõ bù khí qua cửa sổ, khe hở, ô cửa mở khi có cháy

29. Nhà sản xuất hạng C, bậc IV được phép tối đa 3 tầng, diện tích đến 1400m2, chiều cao nhà tối đa 22m

30. Nhà kho có giá kệ hàng được phép bố trí trong nhà nhiều tầng và phải trang bị sprinkler cho các kệ hàng

31. Chiều cao PCCC bệnh viện, nhà khám bệnh đa khoa ngoại trú được phép đến 50m

Xem chi tiết những điểm mới được cập nhật tại đây

4. Tải về SĐ1:2023 QCVN 06:2022/BXD

Tải về SỬA ĐỔI 1:2023 QCVN 06:2022/BXD (QCVN 06:2023) mới nhất định dạng .pdf. Nhấn TẢI VỀ.

QCVN06:2022/BXD/SĐ1:2023.pdf (BẢN GỐC)

QCVN06:2022/BXD/SĐ1:2023.pdf (BẢN VIP – CHO PHÉP TÌM KIẾM)

Thời gian đếm ngược sau khi bấm TẢI VỀ? Click để xem
Là khoảng thời gian ước tính để xử lý yêu cầu tải xuống từ server. Vui lòng chờ đợi trong giây lát, liên kết tải về sẽ hiện ra sau khi thời gian đếm ngược kết thúc!

► Quý khách hàng/bạn đọc cần bản WORD của QCVN này, vui lòng nhập email ở dưới phần bình luận của bài viết, chúng tôi sẽ gửi tài liệu qua email cho bạn

sua doi 1 2023 qcvn 06 2022

► Xem thêm:  TCVN 13879:2023 - Hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam

5. Nội dung QCVN 06:2022 SỬA ĐỔI 1:2023

SỬA ĐỔI 1:2023 QCVN 06:2022/BXD

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH

Amendment 1:2023 QCVN 06:2022/BXD

National technical regulation on Fire Safety of Buildings and Constructions

1. QUY ĐỊNH CHUNG

Sửa đổi, bổ sung điểm 1.1.2 như sau:

– Sửa đổi đoạn thứ nhất, đoạn a) và CHÚ THÍCH của đoạn a) như sau:

1.1.2 Quy chuẩn này áp dụng đối với các nhà sau:

1. a) Nhà ở:

1) Chung cư và nhà ở tập thể có chiều cao PCCC không quá 150 m và không quá 3 tầng hầm;

2) Nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ có kết hợp mục đích sử dụng khác và nhà ở riêng lẻ được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác có quy mô như sau:

– cao từ 7 tầng trở lên (hoặc có chiều cao PCCC từ 25 m trở lên);

– hoặc có khối tích từ 5 000 m3 trở lên;

– hoặc có nhiều hơn 1 tầng hầm đến 3 tầng hầm.

CHÚ THÍCH: Đối với nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ có kết hợp các mục đích sử dụng khác, nhà ở riêng lẻ được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác có quy mô khác với quy mô đã nêu tại đoạn 2) điểm 1.1.2 thì có thể áp dụng các yêu cầu an toàn cháy nêu trong tiêu chuẩn về nhà ở riêng lẻ, các tài liệu chuẩn khác để thiết kế an toàn cháy và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan.”.

– Bổ sung vào cuối điểm 1.1.2 các đoạn văn sau:

“Quy chuẩn này cũng có thể được xem xét áp dụng đối với các nhà không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này nếu các yêu cầu trong quy chuẩn này phù hợp với nhà đó.

Đối với các nhà đứng độc lập (trừ các nhà thuộc nhóm F5 và các nhà đã nêu tại CHÚ THÍCH của đoạn 2) điểm 1.1.2) có chiều cao dưới 7 tầng, chiều cao PCCC dưới 25 m và khối tích dưới 5 000 m3), nếu không thể tuân thủ các quy định của quy chuẩn này thì căn cứ trên công năng cụ thể của nhà cũng có thể áp dụng các tài liệu chuẩn để thiết kế an toàn cháy và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan.”.

Sửa đổi điểm 1.1.4 như sau:

1.1.4 Quy chuẩn này áp dụng khi xây dựng mới các nhà thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này; hoặc chỉ áp dụng đối với các bộ phận, khu vực trực tiếp được cải tạo sửa chữa, trong các trường hợp sau:

  1. a) Cải tạo, sửa chữa thay đổi công năng của tầng nhà, khoang cháy hoặc nhà dẫn đến nâng cao các yêu cầu an toàn cháy đối với tầng nhà, khoang cháy và nhà;
  2. b) Cải tạo, sửa chữa làm thay đổi các giải pháp thoát nạn của tầng nhà, khoang cháy hoặc nhà theo hướng làm giảm số lượng lối thoát nạn hoặc cầu thang thoát nạn;
  3. c) Cải tạo, sửa chữa làm tăng hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ của tầng nhà, khoang cháy hoặc nhà;
  4. d) Cải tạo, sửa chữa tăng quy mô dẫn đến nâng cao các yêu cầu an toàn cháy đối với tầng nhà, khoang cháy và nhà.

Trường hợp nhà, khoang cháy hoặc tầng nhà được cải tạo, sửa chữa không thể đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn này thì áp dụng 1.1.10.”.

Sửa đổi điểm 1.1.5 như sau:

– Thay cụm từ “Các phần 2, 3, 4, 5 và 6” bằng cụm từ “Quy chuẩn này”.

– Bổ sung cụm từ “công trình hầm giao thông; tháp đèn biển;” vào sau cụm từ “không lưu;”.

Sửa đổi điểm 1.1.7 như sau:

1.1.7 Cho phép sử dụng các tài liệu chuẩn của nước ngoài trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc quy định tại 1.5 của quy chuẩn này và các quy định pháp luật của Việt Nam về phòng cháy, chữa cháy cùng các quy định về áp dụng tiêu chuẩn của nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam.”.

Sửa đổi điểm 1.1.10 như sau:

1.1.10 Trong một số trường hợp riêng biệt, có thể xem xét bổ sung, thay thế một số yêu cầu của quy chuẩn này đối với công trình cụ thể bằng các yêu cầu an toàn cháy phù hợp khác theo tài liệu chuẩn hoặc có luận chứng kỹ thuật phù hợp.”.

Bổ sung điểm 1.1.11 như sau:

1.1.11 Các địa phương được ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để thay thế, sửa đổi hoặc bổ sung một số quy định tại các phần 3, 4, 5, 6 và các phụ lục của quy chuẩn này cho phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật về phòng cháy chữa cháy.”.

Bãi bỏ điểm 1.3.

Sửa đổi, bổ sung một số thuật ngữ của điểm 1.4 như sau:

– Bổ sung cụm từ “; hoặc các bộ phận khác có chức năng ngăn cháy” vào sau cụm từ “sàn ngăn cháy” tại điểm 1.4.5.

– Bổ sung vào cuối điểm 1.4.9 như sau:

“CHÚ THÍCH 4: Trong trường hợp các mặt đường tiếp cận nhà có cao độ khác nhau thì nhà có thể có các chiều cao PCCC khác nhau tùy thuộc vào phương án thiết kế an toàn cháy cụ thể.”.

– Sửa đổi điểm 1.4.11 như sau:

“1.4.11

Cửa nắp hút khói (cửa trời hoặc cửa chớp)

Bộ phận (mở được khi có cháy) được điều khiển tự động và từ xa hoặc luôn mở sẵn, che các lỗ mở trên các kết cấu bao che bên ngoài của không gian nhà (hoặc gian phòng) mà được bảo vệ bằng hệ thống thông gió hút xả khói theo cơ chế tự nhiên.”.

– Bổ sung điểm 1.4.21a như sau:

“1.4.21a

Gian phòng chung

Gian phòng có công năng dùng để tổ chức sự kiện (ví dụ: hội họp, hội thảo, trình diễn, thể thao và tương tự), có sự tập trung cùng lúc một nhóm người, trong một khoảng thời gian được ấn định cụ thể. Nhóm người này có đặc điểm chung là không quen thuộc với địa điểm được tập trung (không thường xuyên hoặc không định kỳ có mặt). Các văn phòng, gian phòng sản xuất, các gian phòng khác mà được sử dụng chủ yếu cho người trong nội bộ tòa nhà thì không được coi là các gian phòng chung (ví dụ: phòng họp nội bộ, phòng ăn nội bộ, phòng sinh hoạt chung nội bộ và tương tự).”.

– Sửa đổi tên thuật ngữ “Gian phòng có người làm việc thường xuyên” tại điểm 1.4.22 thành “Gian phòng có người làm việc thường xuyên (hoặc thường xuyên có người)”.

– Sửa đổi điểm 1.4.23 như sau:

“1.4.23

Hành lang bên

Hành lang mà ở một phía có thông gió với bên ngoài qua các lỗ mở thông với không khí bên ngoài khi có cháy, với chiều cao thông thủy tính từ đỉnh của tường chắn ở mép hành lang lên phía trên không nhỏ hơn 1,2 m.

CHÚ THÍCH: Kích thước các lỗ mở trên tường ngoài của hành lang bên bảo đảm một trong các yêu cầu sau:

– Khi hành lang bên được ngăn cách với các gian phòng liền kề bằng các bộ phận ngăn cháy theo quy định của quy chuẩn thì tổng diện tích các lỗ mở không được nhỏ hơn 15 % diện tích sàn của hành lang bên và khoảng cách từ một điểm bất kỳ trên hành lang bên đến mép gần nhất của lỗ mở bất kỳ không được lớn hơn 9 m, đo theo phương ngang.

– Khi hành lang bên không được ngăn cách với các gian phòng liền kề bằng các bộ phận ngăn cháy thì tổng diện tích các lỗ mở không được nhỏ hơn 50 % diện tích sàn của hành lang bên và khoảng cách từ một điểm bất kỳ trên hành lang bên đến mép gần nhất của lỗ mở bất kỳ không được lớn hơn 9 m.”.

– Sửa đổi điểm 1.4.26 như sau:

“1.4.26

Hệ thống hút xả khói

Hệ thống được điều khiển tự động và từ xa, hoặc luôn sẵn sàng hoạt động khi có cháy, có tác dụng xả khói và các sản phẩm cháy qua cửa thu khói ra ngoài trời.”.

– Bổ sung các điểm 1.4.32a, 1.4.33a, 1.4.49a như sau:

“1.4.32a

Khối đế

Phần dưới của nhà (có thể bao gồm một số tầng dưới cùng của nhà), thường được thiết kế vươn ra so với kết cấu chịu lực của khối tháp bên trên và thường được sử dụng vào các mục đích thương mại, dịch vụ.”.

“1.4.33a

Lối ra ngoài trực tiếp

Cửa hoặc lối đi qua các vùng an toàn trong nhà (cùng tầng với lối ra ngoài trực tiếp) để dẫn ra ngoài nhà (ra khỏi các tường bao che của nhà) đến khu vực thoáng mà con người có thể di tản an toàn.

CHÚ THÍCH: Một số trường hợp có thể được coi là lối đi qua các vùng an toàn trong nhà để dẫn ra ngoài nhà như sau:

  1. a) Đi qua khu vực không có tải trọng cháy hoặc có nguy cơ cháy thấp (ví dụ khu vực này có thể có quầy lễ tân, bàn ghế gỗ, kim loại, quạt cây, hoặc các đồ vật tương tự với số lượng hạn chế), khu vực này được ngăn cách với các hành lang và các gian phòng tiếp giáp (nếu có) bằng vách ngăn cháy loại 1 có cửa đi với cơ cấu tự đóng và khe cửa được chèn kín, hoặc ngăn cách bằng giải pháp khác tương đương (ví dụ: giải pháp nêu tại đoạn b) của 4.35, hoặc dùng màn ngăn cháy);
  2. b) Đi qua lối đi hở, có thông khí với ngoài trời (ví dụ hành lang bên, ram dốc), được ngăn cách với các gian phòng, khu vực liền kề bởi bộ phận ngăn cháy làm bằng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất El 30 đối với nhà có bậc chịu lửa I, và phải làm bằng vật liệu không cháy hoặc cháy yếu (Ch1) với giới hạn chịu lửa ít nhất El 15 đối với nhà có bậc chịu lửa II, III, IV;
  3. c) Đi qua các khu vực khác được coi là an toàn đối với con người.”.

1.4.49a

Sảnh thông tầng

Không gian trống nối thông từ hai tầng trở lên trong nhà dân dụng và được bao che ở trên đỉnh không gian này (thường là không gian rộng lớn, sử dụng vì mục đích kiến trúc hoặc tạo không gian thương mại, dịch vụ, kinh doanh, trưng bày và tương tự. Các lỗ mở trên sàn nối thông chỉ vì mục đích làm thang bộ, thang cuốn, giếng thang máy, hoặc các giếng, kênh kỹ thuật không được coi là sảnh thông tầng). Không gian này có thể thông với các phần nhà tại mỗi tầng được nối thông (hành lang, gian phòng và tương tự).”.

– Bổ sung vào cuối CHÚ THÍCH của điểm 1.4.50 như sau: “Đối với nhà nhóm F1 đến F4, tầng lửng không tính vào số tầng nhà của công trình khi được sử dụng làm khu kỹ thuật và có diện tích sàn xây dựng không vượt quá 10 % diện tích sàn ngay bên dưới và không vượt quá 300 m2 (chỉ được 01 tầng lửng không tính vào số tầng nhà).”.

– Sửa đổi điểm 1.4.53 như sau: Bổ sung cụm từ “và hướng dẫn kỹ thuật (guidelines, handbook)” vào sau cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật (technical regulation)”.

– Bổ sung điểm 1.4.68a như sau:

1.4.68a

Vật liệu hoàn thiện, trang trí

Lớp hoàn thiện (có thể kết hợp mục đích trang trí), che phủ và được cố định trên bề mặt ngoài của các kết cấu/bộ phận bao che trong nhà.

CHÚ THÍCH: Vật liệu hoàn thiện, trang trí có thể là các lớp vôi, vữa, thạch cao và tương tự; các tấm ốp hoàn thiện hoặc cách âm bằng gạch, gỗ, nhựa, mút xốp và tương tự cố định trên bề mặt ngoài của tường, trần. Các đồ vật treo trên tường, trần chỉ nhằm mục đích trang trí nội thất (như tranh, ảnh, các đồ trang trí và tương tự) không phải là vật liệu hoàn thiện, trang trí.”.

Sửa đổi điểm 1.5.4 như sau:

1.5.4 Khi cần có luận chứng kỹ thuật (theo 1.1.10) thì luận chứng này được coi là một trong những nội dung của hồ sơ thiết kế về PCCC. Trong luận chứng cần trình bày các giải pháp kỹ thuật để thay thế, bổ sung một số yêu cầu an toàn cháy của quy chuẩn này và cơ sở của các giải pháp kỹ thuật đó, trên nguyên tắc: đáp ứng các quy định nêu tại 1.5, phù hợp với mục đích của các yêu cầu an toàn cháy cần thay thế, bổ sung và phù hợp với các tài liệu chuẩn về thiết kế an toàn cháy được áp dụng. Cơ sở của các giải pháp kỹ thuật thay thế có thể là: tính toán, mô phỏng cháy dựa trên kỹ thuật an toàn cháy (fire engineering); các tài liệu chuẩn về thiết kế an toàn cháy được áp dụng; hoặc các giải pháp kỹ thuật phù hợp khác.

Khi trong luận chứng kỹ thuật mà có sử dụng kỹ thuật an toàn cháy thì cần xem xét các kịch bản cháy (các tình huống có thể xảy ra đám cháy) dựa trên tương quan giữa sự phát triển và lan truyền các yếu tố nguy hiểm của đám cháy, việc thoát nạn của người và việc tổ chức chữa cháy.

Việc tiếp cận đám cháy và thực hiện các biện pháp chữa cháy, cứu người của lực lượng chữa cháy và phương tiện chữa cháy phải theo phương án chữa cháy được phê duyệt phù hợp với thiết kế PCCC của nhà.

Khi mô phỏng cháy thì đám cháy được coi là phát triển tự do cho đến khi bị kiềm chế bởi các yếu tố khác (ví dụ: thời điểm lực lượng chữa cháy tiếp cận và bắt đầu chữa cháy; khả năng cháy lan; các bộ phận ngăn cháy, ngăn khói; hệ thống chữa cháy trong nhà; bảo vệ chống khói; và các yếu tố có tác dụng tương tự). Khi đó, trường hợp chủ công trình/cơ sở không có nhu cầu bảo vệ tài sản hoặc hạn chế thiệt hại về tài sản thì thiết kế cần bảo đảm các điều kiện sau: 1) con người trong nhà có thể thoát nạn an toàn trước khi bị nguy cơ đe dọa tính mạng và sức khoẻ do tác động của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy; 2) nhà vẫn duy trì được tính ổn định tổng thể (không sập đổ) trong một khoảng thời gian tương ứng với giới hạn chịu lửa của kết cấu chịu lực của nhà theo bậc chịu lửa của nhà (xem CHÚ THÍCH 7 của Bảng 4); và 3) ngăn chặn cháy lan sang các công trình lân cận.”.

Bổ sung điểm 1.5.5 như sau:

1.5.5 Cho phép áp dụng các giải pháp và phương án PCCC khác nhau (kể cả các giải pháp, phương án không nêu trong quy chuẩn này) để thực hiện các yêu cầu an toàn cháy của quy chuẩn này, trên nguyên tắc bảo đảm mục đích của các yêu cầu đó.

Có thể chấp thuận các sai số thi công khi áp dụng các quy định về kích thước, khoảng cách của quy chuẩn này theo tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu tương ứng. Đối với các kích thước chiều rộng, chiều cao của lối ra thoát nạn, lỗ cửa, hành lang, thang bộ, thang máy, đường thoát nạn và tương tự thì được áp dụng sai số thi công là ± 5 %.”.

Bổ sung điểm 1.5.6 như sau:

1.5.6 Các yêu cầu an toàn cháy phải được xác định và tuân thủ căn cứ vào công năng sử dụng thực tế của gian phòng, phần nhà và nhà. Trường hợp nhà (phần nhà) có từ hai công năng khác nhau trở lên thì cần căn cứ thêm vào giải pháp ngăn chặn cháy lan giữa các công năng này (quy định tại Phần 4) để xác định các yêu cầu an toàn cháy tương ứng.”.

► Xem thêm:  Thông tư 02/2023/TT-BCA (Chữa cháy & CNCH trong CAND)

6. Sđ 1:2023 QCVN 06:2022 English version

AMENDMENT 1:2023 QCVN 06:2022/BXD

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON FIRE SAFETY OF BUILDINGS AND CONSTRUCTIONS

1. GENERAL PROVISIONS

Amend Point 1.1.2:

– Amend the first paragraph, section a) and NOTE of section a):

“1.1.2 This Regulation applies to the following buildings:

a) Houses:

1) Apartment buildings and tenements whose fire height does not exceed 150 m with no more than 3 basements;

2) Detached houses, detached houses combining other occupancies, and detached houses repurposed which:

– have at least 7 storeys (or at least 25 m in fire height); or

– have at least 5 000 m3 in volume; or

– have more than 1 basement up to 3 basements.

NOTE: Detached houses, detached houses combining other occupancies, repurposed detached houses whose properties are different from those mentioned under 2) of Point 1.1.2 can conform to fire safety under standards on detached houses, other standard documents regarding fire safety design, and relevant law provisions.”.

– Add the following paragraph to the end of 1.1.2:

“This Regulation shall also be considered for application to buildings that are not regulated by this document if requirements under this document are appropriate for these buildings.

With respect to stand-alone buildings (other than F5 buildings and buildings mentioned under NOTE of section 2) of Point 1.1.2 with less than 7 storeys and less than 25 m in fire height and less than 5 000 m3 in volume), if regulations of this document cannot be complied with, standard documents and relevant law provisions can be applied for the purpose of fire safety design depending on building occupancy.”.

………..

2. FIRE-RELATED TECHNICAL CLASSIFICATIONS

WORD TIẾNG ANH QCVN 06:2023 (Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD).

Vui lòng nhập email ở dưới phần bình luận của bài viết, PCCC Thành Phố Mới sẽ gửi tài liệu qua email nếu bạn cần tài liệu English này.

Xem thêm quy chuẩn PCCC khác

Tổng hợp TẤT CẢ bài viết về QCVN 06 tại đây
Bấm vào đây để xem TOÀN BỘ QUY CHUẨN về phòng cháy mà PCCC Thành Phố Mới đang đăng tải.

Hoặc truy cập danh mục: TCVN PCCC để xem các văn bản về PCCC được cập nhật mới nhất!

Liên hệ hỗ trợ:

Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Thành Phố Mới

  • Hotline: 0988 488 818
  • Điện thoại: 0274 222 5555
  • Email: thanhphomoi.co@gmail.com
  • Địa chỉ: Số 09, Đường Số 7B, Khu 03, P. Hoà Phú, Thủ Dầu Một, Bình Dương
► Xem thêm:  QCVN 03:2023/BCA: Quy chuẩn về phương tiện PCCC (2023)
Đánh giá chất lượng
0 / 5

Your page rank:

 Đóng góp bình luận, đặt câu hỏi ngay bên dưới về cho PCCC Thành Phố Mới!

44 những suy nghĩ trên “SỬA ĐỔI 1:2023 QCVN 06:2022/BXD (QCVN 06:2023)

  1. ĐƯỢC nói:

    Cho mình xin bản word SỬA ĐỔI 1:2023 QCVN 06:2022/BXD với ạ, mình xin cảm ơn
    Gmail:nguyenhuuduoc29@gmail.com

  2. Nguyễn Thị Kim Uyên nói:

    Cho mình xin bản word SỬA ĐỔI 1:2023 QCVN 06:2022/BXD Tiếng Việt và tiếng Anh với ạ.Mình cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

5 + 6 = ?

Xin chờ một chút!

Doanh nghiệp có đang bỏ lỡ nội dung này ...
‹NFPA› QUY TRÌNH BẢO TRÌ HỆ THỐNG PCCC ( 2024 )
(SONG NGỮ - CÓ FILE TẢI VỀ MIỄN PHÍ) 
  • Liên quan đến doanh nghiệp
  • Đầy đủ chi tiết theo quy trình
  • Có tài liệu tải về hoàn toàn miễn phí
XEM NGAY
close-link

Xin chờ một chút!

Doanh nghiệp có đang bỏ lỡ nội dung này ...
‹PDF› TRỌN BỘ BẢNG HDSD TỦ BÁO CHÁY TRUNG TÂM
HORING - HOCHIKI - TANDA - YUNYANG - NETWORX
  • Chi tiết bảng hướng dẫn
  • Phù hợp để tải về xem, in ấn
  • Đầy đủ các loại tủ báo cháy trung tâm
XEM NGAY
close-link
call Hotline tư vấn 0889 488 818 call Hỗ trợ kỹ thuật 0898 488 818 zalo Chat Zalo Tiktok Gửi Email