TCVN 12314-1:2018 Chữa cháy – Bình chữa cháy tự động kích hoạt – Phần 1

TCVN 12314-1:2018 về Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy tự động kích hoạt – Phần 1: Bình bột loại treo

1. TCVN 12314-1:2018 là gì?

TCVN 12314-1:2018 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử bình bột chữa cháy tự động kích hoạt loại treo đã nạp đầy có khối lượng tổng không lớn hơn 20 kg và được kích hoạt bằng tác dụng nhiệt.

2. Phát hành TCVN 12314-1 2018

TCVN 12314-1:2018 do Cục Cảnh sát PCCC&CNCH biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ KH&CN công bố.

BỘ 02 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (TCVN) 12314

 Cơ quan ban hành: Bộ KH&CN Số công báo: 3202/QD-BKHCN
 Số hiệu: 12314-1:2018 Ngày đăng công báo: 23/10/2018
 Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam Người ký: Trần Văn Tùng
 Ngày ban hành: 23/10/2018 Ngày có hiệu lực: 23/10/2018
 Lĩnh vực: Phòng cháy chữa cháy Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
► Xem thêm:  TCVN 8794:2011 Trường trung học - Yêu cầu thiết kế (2011)

3. Tải về TCVN 12314-1 2018

Tải về miễn phí TCVN 12314-1:2018 [Bản PDF + Word]. Nhấn TẢI VỀ theo liên kết ngay bên dưới đây!

TCVN 12314-1:2018.pdf

TCVN 12314-1:2018.doc

Thời gian đếm ngược sau khi bấm TẢI VỀ? Click để xem
Là khoảng thời gian ước tính để xử lý yêu cầu tải xuống từ server. Vui lòng chờ đợi trong giây lát, liên kết tải về sẽ hiện ra sau khi thời gian đếm ngược kết thúc!

tcvn 12314 1 2018

4. Nội dung TCVN 12314-1 năm 2018

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12314-1:2018

CHỮA CHÁY – BÌNH CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG KÍCH HOẠT – PHẦN 1: BÌNH BỘT LOẠI TREO

Fire fighting – Automatic diffusion fire extinguishers – Part 1: Hanging type dry powder fire extinguishers

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử bình bột chữa cháy tự động kích hoạt loại treo đã nạp đầy có khối lượng tổng không lớn hơn 20 kg và được kích hoạt bằng tác dụng nhiệt.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu.

Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi bổ sung (nếu có).

  • TCVN 4878:2009, Phân loại đám cháy;
  • TCVN 6102:2020, Phòng cháy chữa cháy – Chất chữa cháy – Bột;
  • TCVN 7026:2013, Chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay – Tính năng và cấu tạo;
  • TCVN 6305-1:2007, Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động. Phần 1: Yêu cầu và phương pháp thử đối với Sprinkler,
  • TCVN 8998:2011, Thép cacbon và thép hợp kim thấp – Phương pháp phân tích quang phổ phát xạ chân không.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1 Bình bột chữa cháy tự động kích hoạt (automatic diffusion dry-powder fire extinguisher)

Bình chữa cháy sử dụng chất chữa cháy là bột chữa cháy và tự động kích hoạt khi có tác động của nhiệt độ môi trường hoặc ngọn lửa của đám cháy đủ lớn vượt quá ngưỡng tác động kích hoạt (nhiệt độ làm việc).

Việc phun chất chữa cháy có thể được thực hiện bằng

– Khí đẩy nén trực tiếp trong bình (áp suất bên trong bình chứa chất chữa cháy không đổi)

– Hoạt động của chai khí đẩy (sự tăng áp tại thời điểm sử dụng bằng cách giải phóng khí có áp trong một chai chứa riêng có áp suất cao).

3.2 Bình bột chữa cháy tự động kích hoạt loại treo (hanging type automatic diffusion dry-powder fire extinguisher)

Bình bột chữa cháy tự động kích hoạt được thiết kế có cơ cấu treo (trần, tường, dưới mái…).

3.3 Bộ phận cảm biến (sensing part)

Bộ phận tự động nhận tác động của nhiệt hoặc ngọn lửa của đám cháy nhờ phần tử phản ứng nhiệt. Phần tử phản ứng nhiệt có thể là kim loại dễ nóng chảy hoặc bầu thủy tinh.

3.3.1 Bộ phận cảm biến có chi tiết dễ nóng chảy (fusible metallic type sensor)

Bộ phận có chi tiết tự động nóng chảy do tác động của nguồn nhiệt hoặc ngọn lửa của đám cháy.

3.3.2 Bộ phận cảm biến có bầu thủy tinh (glass bulb type sensor)

Bộ phận nhận sự tác động do việc nổ bầu thủy tinh (dễ vỡ). Sự giãn nở của chất lỏng chứa trong bầu thủy tinh dưới tác động của nhiệt độ tạo ra áp suất làm nổ bầu thủy tinh.

3.4 Chỉ số thời gian phản ứng, RTI (response time index)

Giá trị độ nhạy của đầu phun RTI = , trong đó:

là hằng số thời gian của bộ phận cảm biến, tính bằng s;

u là tốc độ không khí, tính bằng m/s

CHÚ THÍCH 1 Chỉ số thời gian phản ứng được tính theo đơn vị (m.s)0,5.

CHÚ THÍCH 2 Có thể sử dụng RTI kết hợp với hệ số dẫn C để dự tính khả năng phản ứng của bộ phận cảm biến (thường là sprinkler) trong môi trường cháy được xác định theo các yếu tố nhiệt độ và tốc độ không khí thay đổi theo thời gian.

3.5 Loa phun (discharge outlet)

Bộ phận được thiết kế để chất chữa cháy được phun ra một cách hiệu quả.

3.6 Vòi phun (discharging pipe)

Ống dẫn (có khả năng bẻ cong) chất chữa cháy từ bộ phận (khoang) chứa chất chữa cháy đến loa phun.

4. Yêu cầu kỹ thuật

…/.

Khám phá thêm TCVN mới khác

Trọn bộ 02 TCVN 12314 chi tiết tại đây
Bấm vào đây để xem TOÀN BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA mà chúng tôi đang cập nhật!

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Thành Phố Mới

  • Hotline: 0988 488 818
  • Điện thoại: 0274 222 5555
  • Email: thanhphomoi.co@gmail.com
  • Địa chỉ: Số 09, Đường Số 7B, Khu 03, P. Hoà Phú, Thủ Dầu Một, Bình Dương
► Xem thêm:  TCVN 12314-2:2022 Phòng cháy chữa cháy - Bình chữa cháy tự động kích hoạt - Phần 2
Đánh giá chất lượng
0 / 5

Your page rank:

 Đóng góp bình luận, đặt câu hỏi ngay bên dưới về cho PCCC Thành Phố Mới!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *