QCVN 18:2023/BGTVT – Kiểm tra toa xe, phương tiện khi sản xuất (2023)

QCVN 18:2023/BGTVT về: Kiểm tra toa xe, phương tiện chuyên dùng không tự hành khi sản xuất (2023)

1. QCVN 18:2023/BGTVT là gì?

QCVN 18:2023/BGTVT là quy chuẩn quy định yêu cầu kỹ thuật và việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông đường sắt

2. Công bố QCVN 18 2023/BGTVT

QCVN 18:2023/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ KH-CN và Môi trường trình duyệt, Bộ KH&CN thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ngày 03/11/2023.

Ngoài ra, Quy chuẩn này cũng thay thế hoàn toàn Quy chuẩn Việt Nam: QCVN 18:2018/BGTVT.

BỘ 03 QUY CHUẨN BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 30/2023/TT-BGTVT

 Cơ quan ban hành: Bộ GTVT Số công báo: Đang cập nhật
 Số hiệu: 18:2023/BGTVT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
 Loại văn bản: Quy chuẩn Quốc gia Người ký: T. Tr Nguyễn Danh Huy
 Ngày ban hành: 03/11/2023 Ngày có hiệu lực: 21/12/2023
 Lĩnh vực: Giao thông Tình trạng hiệu lực: Sắp có hiệu lực
► Xem thêm:  QCVN 01:2020/BCT: Quy chuẩn thiết kế cửa hàng xăng dầu

3. Tải về QCVN 18:2023 BGTVT

Tải về QCVN 18:2023/BGTVT miễn phí với dạng phiên bản [PDF + WORD]. Nhấn [TẢI VỀ] ngay bên dưới.

QCVN 18:2023/BGTVT.pdf

QCVN 18:2023/BGTVT.doc

Thời gian đếm ngược sau khi bấm TẢI VỀ? Click để xem
Là khoảng thời gian ước tính để xử lý yêu cầu tải xuống từ server. Vui lòng chờ đợi trong giây lát, liên kết tải về sẽ hiện ra sau khi thời gian đếm ngược kết thúc!

qcvn 18 2023 bgtvt

4. Nội dung QCVN 18 năm 2023/BGTVT

QCVN 18:2023/BGTVT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KIỂM TRA TOA XE, PHƯƠNG TIỆN CHUYÊN DÙNG KHÔNG TỰ HÀNH KHI SẢN XUẤT, LẮP RÁP VÀ NHẬP KHẨU

National technical regulation on inspection of manufactured, assembled and imported railway cars and non- propelled special purpose railway vehicles

1. Quy định chung

1.1 Phạm vi điều chỉnh

1.1.1 Quy chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các loại phương tiện sau:

a) Toa xe, phương tiện chuyên dùng không tự hành sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu chưa qua sử dụng;

b) Toa xe đường sắt đô thị nhập khẩu chưa qua sử dụng;

c) Phương tiện giao thông đường sắt nhập khẩu chưa qua sử dụng có mã HS là 86.03, 86.04, 8605.00.00 và 86.06 theo quy định tại Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 08 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

1.1.2 Quy chuẩn này không áp dụng đối với các loại phương tiện sau:

a) Phương tiện giao thông đường sắt của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

b) Phương tiện đường sắt tốc độ cao; phương tiện giao thông đường sắt nhập khẩu đã qua sử dụng, toa xe đường sắt đô thị sản xuất, lắp ráp.

1.2 Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động quản lý, sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, kiểm tra, chứng nhận các loại phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh tại điểm 1.1 của quy chuẩn này.

1.3 Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1 Phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt

Phương tiện dùng để vận chuyển người, vật tư, thiết bị phục vụ cho các mục đích: cứu viện; cứu hộ tai nạn giao thông đường sắt; kiểm tra, thi công, bảo trì, sửa chữa công trình đường sắt.

1.3.2 Phương tiện chuyên dùng không tự hành (sau đây gọi là phương tiện chuyên dùng)

Phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt không gắn động cơ để tự di chuyển, có kết cấu tương tự toa xe.

1.3.3 Toa xe khách

Toa xe có kết cấu và trang thiết bị được thiết kế với mục đích chở hành khách hoặc phục vụ công tác chạy tàu chở hành khách trên đường sắt quốc gia, bao gồm: toa xe ghế ngồi, toa xe giường nằm, toa xe hai tầng, toa xe hàng ăn, toa xe công vụ, toa xe bưu vụ, toa xe phát điện (bao gồm cả toa xe kết hợp chức năng công vụ/bưu vụ và phát điện), toa xe hành lý và các loại toa xe chở khách có kết cấu đặc biệt khác.

1.3.4 Toa xe hàng

Toa xe có kết cấu và trang thiết bị được thiết kế với mục đích chở hàng hoặc phục vụ công tác chạy tàu chở hàng, bao gồm: toa xe có mui, toa xe thành cao, toa xe thành thấp, toa xe mặt bằng, toa xe xi téc, toa xe trưởng tàu, toa xe mở đáy, toa xe chở ôtô, toa xe đông lạnh và các loại toa xe chở hàng có kết cấu đặc biệt khác.

1.3.5 Toa xe

Bao gồm toa xe khách, toa xe hàng, phương tiện chuyên dùng.

1.3.6 Toa xe đường sắt đô thị

Phương tiện chuyên chở hành khách vận hành trên đường sắt đô thị.

1.3.7 Tàu đường sắt đô thị

Tàu điện khí hóa gồm các toa xe đường sắt đô thị kết nối với nhau theo thành phần cố định.

1.3.8 Phương tiện

Bao gồm toa xe, toa xe đường sắt đô thị, tàu đường sắt đô thị.

1.3.9 Cơ quan kiểm tra

Cơ quan kiểm tra là Cục Đăng kiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải hoặc các tổ chức đăng kiểm/kiểm định khác được Bộ Giao thông vận tải phân công, phân cấp, ủy quyền, chỉ định thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện giao thông đường sắt.

1.3.10 Tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất

Các tài liệu sau đây được gọi chung là tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất:

– Bản vẽ tổng thể phương tiện, bản vẽ lắp đặt các tổng thành chính;

– Tài liệu mô tả thông số kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật, tính năng hoạt động của phương tiện;

– Tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành phương tiện.

1.3.11 Số chỗ

Số chỗ giành cho hành khách, nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu được quy định với từng loại phương tiện.

1.3.12 Trọng tải

Khối lượng hàng hóa hoặc khối lượng của người và hành lý, trang bị, dụng cụ kèm theo lớn nhất mà phương tiện được phép chuyên chở.

1.3.13 Tải trọng trục (axle load)

Khối lượng của phương tiện phân bố trên trục bánh xe.

1.3.14 Tải trọng trục thiết kế

Khối lượng lớn nhất cho phép phân bố trên trục bánh xe được quy định trong tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.

1.3.15 Tải trọng bánh xe (Wheel load)

Khối lượng của phương tiện phân bố trên bánh xe.

1.3.16 Khối lượng thiết kế

Khối lượng tính toán theo thiết kế được quy định trong tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.

1.3.17 Thiết bị vệ sinh tự hoại

Thiết bị thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải từ bồn cầu trong nhà vệ sinh lắp trên toa xe khách.

1.3.18 Chiều dài thân xe

Giá trị lớn nhất của khoảng cách giữa mặt ngoài hai thành đầu xe và khoảng cách giữa mặt ngoài hai xà đầu bệ xe.

1.3.19 Chiều rộng thân xe

Giá trị lớn nhất của khoảng cách giữa mặt ngoài hai thành bên xe và khoảng cách mặt ngoài hai xà cạnh bệ xe.

1.3.20 Chiều cao xe

Khoảng cách từ mặt đỉnh ray đến điểm cao nhất của phương tiện ở trạng thái không tải.

1.3.21 Kích thước xe

Bao gồm chiều dài thân xe, chiều rộng thân xe, chiều cao xe.

1.3.22 Chiều cao sàn xe

Khoảng cách từ mặt trên sàn xe đến mặt đỉnh ray.

1.3.23 Chiều cao móc nối

Khoảng cách từ đường trung tâm móc nối đến mặt đỉnh ray.

1.3.24 Khoảng cách hãm

Quãng đường đoàn tàu di chuyển được từ khi máy tính ra lệnh điều khiển hoặc người lái tàu thực hiện thao tác hãm đến lúc tàu dừng, đơn vị tính là mét (m).

1.3.25 Kính an toàn (Safety glass)

Loại kính có đặc tính an toàn khó vỡ và/hoặc giảm thiểu thương tích cho con người khi vỡ. Kính an toàn bao gồm kính tôi an toàn, kính dán an toàn và các loại kính an toàn khác có đặc tính tương tự.

1.3.26 Kính tôi an toàn (tempered safety glass)

Kính an toàn được xử lý nhiệt (heat treated glass) hoặc tôi hóa chất (chemically-tempered glass) nhằm tạo ứng suất bề mặt để tăng độ bền cơ học và độ phân mảnh khi vỡ.

1.3.27 Kính dán an toàn (laminated safety glass)

Sản phẩm gồm một tấm kính liên kết với một hoặc nhiều tấm kính và/hoặc tấm nhựa bằng lớp vật liệu gắn kết trung gian. Khi kính vỡ các mảnh vỡ sẽ bị giữ lại với nhau nhằm giảm thiểu thương tích cho con người

1.3.28 Tiếp điện trên cao

Phương thức cấp điện liên tục cho tàu đường sắt đô thị thông qua mạng tiếp xúc bao gồm hệ thống dây dẫn điện và hệ thống đỡ dây lắp đặt trên cao chạy dọc đường sắt.

1.3.29 Tiếp điện ray thứ ba

Phương thức cấp điện liên tục cho tàu đường sắt đô thị thông qua ray dẫn điện được đặt bên cạnh hoặc giữa các ray đường sắt.

1.3.30 Bộ tiếp điện

Thiết bị được lắp trên tàu đường sắt đô thị để nhận dòng điện từ đường dây tiếp xúc hoặc ray dẫn điện, bao gồm cần tiếp điện trên cao hoặc guốc tiếp điện.

1.3.31 Thiết bị mở cửa khẩn cấp (Egress device)

Thiết bị có dạng tay nắm, cần giật hoặc nút nhấn dùng để mở thủ công cửa hành khách của toa xe đường sắt đô thị trong trường hợp khẩn cấp.

1.3.32 Hệ thống bảo vệ chống trượt bánh (WSPs – Wheel Slide/Skid, Slip Protection system)

Hệ thống tự động phát hiện và ngăn chặn hiện tượng bó cứng bánh xe khi hãm (wheel slide/skid) và/hoặc trượt bánh khi phát huy sức kéo (wheel slip).

1.3.33 Độ rọi (E)

Tỷ số giữa quang thông tới một phần tử bề mặt chứa điểm cho trước với diện tích phần tử bề mặt đó.

1.3.34 Độ rọi trung bình (Etb)

Trị số trung bình của độ rọi tại các điểm đo trong toa xe.

1.3.35 Toa xe tiếp cận cho người khuyết tật

Toa xe khách có thiết kế, lắp đặt các trang thiết bị để người khuyết tật có thể tiếp cận sử dụng được.

1.3.36 Người khuyết tật

Người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể gây khó khăn vận động, hoặc bị hạn chế, suy giảm các chức năng nghe, nhìn.

1.3.37 Người đi xe lăn

Người khuyết tật, hạn chế vận động không có khả năng đi lại phải sử dụng xe lăn.

1.3.38 Ghế ngồi dành cho người khuyết tật

Ghế dành cho hành khách đi tàu là người khuyết tật đi tàu.

1.3.39 Khu vực cho người khuyết tật

Khu vực có các chỗ ngồi hoặc giường nằm dành riêng cho người khuyết tật đi tàu.

1.3.40 Khu vực ưu tiên

Khu vực dành riêng cho hành khách thuộc đối tượng ưu tiên khi tham gia giao thông theo quy định.

1.3.41 Độ tương phản

Mức độ phản xạ ánh sáng do sự khác biệt về màu sắc của bề mặt các bộ phận hoặc thiết bị trên toa xe khách.

1.3.42 Khoang hành khách

Không gian bên trong toa xe khách dành cho hành khách đi tàu, không bao gồm phòng vệ sinh, phòng rửa mặt, hành lang và lối cửa ra vào.

1.3.43 Xe lăn chuẩn

Xe lăn có người ngồi và có kích thước đường bao như Hình 1.

Hình 1: Xe lăn chuẩn

1.3.44 Thiết bị neo giữ xe lăn

Thiết bị cố định, giữ xe lăn không bị di chuyển tại vị trí để xe lăn.

1.3.45 Cầu lên xuống

Cầu nối giữa sàn toa xe và ke ga dành cho người dùng xe lăn lên, xuống toa xe khách.

1.3.46 Bàn nâng xe lăn

Thiết bị chuyên dùng để đưa người đi xe lăn lên xuống toa xe khách.

1.4 Các từ viết tắt

ĐHKK: Điều hòa không khí

TXH: Toa xe hàng

TXK: Toa xe khách

PTCD: Phương tiện chuyên dùng

2. Quy định kỹ thuật

2.1 Yêu cầu chung

2.1.1 PTCD phải thỏa mãn các yêu cầu chung đối với toa xe và các yêu cầu kỹ thuật tương ứng áp dụng cho toa xe hàng quy định tại điểm 2.2 Quy chuẩn này.

…/.

Cập nhật các QCVN khác mới nhất

Bấm vào đây để xem TOÀN BỘ QUY CHUẨN mà PCCC Thành Phố Mới đang cập nhật.

Hoặc truy cập tại: TCVN PCCC để xem các văn bản về PCCC được cập nhật mới nhất!

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Thành Phố Mới

  • Hotline: 0988 488 818
  • Điện thoại: 0274 222 5555
  • Email: thanhphomoi.co@gmail.com
  • Địa chỉ: Số 09, Đường Số 7B, Khu 03, P. Hoà Phú, Thủ Dầu Một, Bình Dương
► Xem thêm:  QCVN 02:2021/BXD: Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng
Đánh giá chất lượng
0 / 5

Your page rank:

 Đóng góp bình luận, đặt câu hỏi ngay bên dưới về cho PCCC Thành Phố Mới!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *