TCVN 3890:2022 về PCCC: Trang bị, bố trí phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình
1. TCVN 3890 2022 là gì?
TCVN 3890:2022 là tiêu chuẩn quy định về trang bị, bố trí phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy cho nhà, công trình, khu dân cư, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và bắt buộc áp dụng khi xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay thay đổi quy mô, công năng.
TCVN 3890:2022 dự thảo lần 2 thay thế cho TCVN 3890:2009. TCVN 3890:2021 là văn bản dự thảo lần đầu. Xem chi tiết tại đây
TCVN 3890 2022 do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CẬP NHẬT: Phát hành TCVN 3890:2023 Phát hành CHÍNH THỨC năm 2023.
2. TCVN 3890:2022 thay thế TCVN 3890: 2009
Những điểm mới so với dự thảo lần đầu [3890:2021]: Không công bố
Cơ quan ban hành: | Bộ KH&CN | Số công báo: | Đã biết |
Số hiệu: | 3890:2022 | Ngày đăng công báo: | Đã biết |
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam | Người ký: | Đã biết |
Ngày ban hành: | Không ban hành | Ngày có hiệu lực: | Không ban hành |
Lĩnh vực: | Phòng cháy chữa cháy | Tình trạng hiệu lực: | Không có hiệu lực |
LƯU Ý: TCVN 3890:2022 CHỈ LÀ VB DỰ THẢO, KHÔNG CÓ HIỆU LỰC
3. Tải về TCVN 3890 2022
Tải về TCVN 3890:2022 [DỰ THẢO LẦN 2] hoàn toàn miễn phí. Nhấn [TẢI VỀ] theo liên kết bên dưới.
4. Nội dung TCVN 3890 2022
TCVN T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A
TCVN 3890:2022
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY – PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH – TRANG BỊ, BỐ TRÍ
Fire protection – Fire protection equipment, fire fighting systems for construction and building – Providing, Installation
HÀ NỘI – 2022
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Quy định chung
5.1 Trang bị, bố trí bình chữa cháy
5.2 Trang bị, bố trí hệ thống báo cháy tự động, thiết bị báo cháy cục bộ
5.3 Trang bị, bố trí hệ thống chữa cháy tự động
5.4 Trang bị, bố trí hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình, hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà
5.5 Trang bị, bố trí phương tiện chữa cháy cơ giới
5.6 Trang bị, bố trí phương tiện, dụng cụ phá dỡ thô sơ; mặt nạ lọc độc và mặt nạ phòng độc cách ly
5.7 Trang bị, bố trí hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn; hệ thống loa truyền thanh và điều khiển thoát nạn
5.8 Trang bị, bố trí phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu.
Phụ lục A. Danh mục nhà, công trình phải trang bị hệ thống báo cháy tự động, thiết bị báo cháy cục bộ và hệ thống chữa cháy tự động.
Phụ lục B. Danh mục nhà và công trình cho phép trang bị hệ thống chữa cháy tự động dạng đóng gói bằng nước thay thế hệ thống Sprinkler.
Phụ lục C. Danh mục nhà và công trình phải trang bị hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà.
Phụ lục D. Danh mục nhà và công trình cho phép trang bị hệ thống họng nước chữa cháy dạng đóng gói thay thế hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà
Phụ lục E. Danh mục nhà và công trình phải trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà.
Phụ lục F. Danh mục nhà và công trình, khu dân cư, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới.
Phụ lục G. Danh mục nhà và công trình phải trang bị dụng cụ phá dỡ thô sơ
Phụ lục H. Danh mục nhà và công trình phải trang bị mặt nạ lọc độc và mặt nạ phòng độc cách ly
Phụ lục I. Danh mục nhà và công trình phải trang bị hệ thống loa cảnh báo và điều khiển thoát nạn
Phụ lục J. Danh mục nhà và công trình phải trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu
Lời nói đầu
TCVN 3890:2022 thay thế cho TCVN 3890:2009
TCVN 3890:2022 do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
1 Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này quy định về trang bị, bố trí phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy cho nhà, công trình, khu dân cư, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và bắt buộc áp dụng khi xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay thay đổi quy mô, công năng.
1.2 Đối với nhà và công trình ngoài việc tuân thủ tiêu chuẩn này thì phải tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn riêng của các loại hình công trình đó, trong trường hợp có quy định khác với quy định tại tiêu chuẩn này, phải áp dụng quy định cao hơn.
1.3 Đối với nhà và công trình chưa có quy định cụ thể, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công an.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất quan trọng khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản đã nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (bao gồm cả sửa đổi).
- TCVN 2622 Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình
- TCVN 4513 Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 4530 Cửa hàng xăng dầu – Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 4878 Phòng cháy chữa cháy – Phân loại cháy.
- TCVN 4879 Phòng cháy – Dấu hiệu an toàn.
- TCVN 5053 Màu sắc tín hiệu và dấu hiệu an toàn.
- TCVN 5307 Kho dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ – Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 5738 Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 5684 An toàn cháy các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu chung.
- TCVN 5760 Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
- TCVN 6100 Phòng cháy chữa cháy – Chất chữa cháy – Cabon Dioxít
- TCVN 6101 Thiết bị chữa cháy – Hệ thống chữa cháy cacbon dioxit – Thiết kế và lắp đặt.
- TCVN 6223 Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – Yêu cầu chung về an toàn
- TCVN 6305 (tất cả các phần) Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống sprinkler tự động
- TCVN 7026 Chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay – Tính năng và cấu tạo.
- TCVN 7027 Chữa cháy – Bình chữa cháy có bánh xe – Tính năng và cấu tạo.
- TCVN 7161 (tất cả các phần) Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống.
- TCVN 7336 Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
- TCVN 7435 (tất cả các phần) Phòng cháy, chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy.
- TCVN 7568 (tất cả các phần) Hệ thống báo cháy.
- TCVN 9255 Tiêu chuẩn tính năng trong tòa nhà – định nghĩa, phương pháp tính các chỉ số diện tích và không gian.
- TCVN 12110 Phòng cháy chữa cháy – Bơm ly tâm loại khiêng tay dùng động cơ đốt trong – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
- TCVN 12314 (tất cả các phần) Chữa cháy – Bình chữa cháy tự động kích hoạt.
- TCVN 13332 Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp – Mặt nạ trùm toàn bộ khuôn mặt – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
- TCVN 13333 Hệ thống chữa cháy bằng sol – khí – Yêu cầu về thiết kế, lắp đặt, kiểm tra và bảo đưỡng
- TCVN 13456 Phòng cháy chữa cháy – Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn – Yêu cầu thiết kế, lắp đặt.
- EN 14387:2004 (E) Những phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp – Bộ lọc khí – Các bộ lọc khí tổ hợp – Những yêu cầu, thử nghiệm, ghi nhãn (Respivatory protective devices – Gas filter(s) and combined filter(s) – Requirements, testing, marking)
- EN 404:2005 Những phương tiện bảo vệ cá nhân – Bộ lọc khí CO để bảo vệ cơ quan hô hấp (Respiratory protective devices for self – rescue – Filter self – rescuer from carbon monoxide with mouthpiece assembly)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong:
TCVN 4513, TCVN 4530,TCVN 4878, TCVN 4879, TCVN 5053, TCVN 5307, TCVN 5684, TCVN 5738, TCVN 6100, 6101, TCVN 6223, TCVN 6305 (tất cả các phần), TCVN 7026, TCVN 7027, TCVN 7161 (tất cả các phần), TCVN 7336, TCVN 7435 (tất cả các phần), TCVN 7568-1, TCVN 12110, TCVN 12314-1, TCVN 13332, TCVN 13333, TCVN 13456 ngoài ra sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau.
3.1 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Fire protection)
Phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy và chữa cháy, cứu người, cứu tài sản.
3.2 Hệ thống chữa cháy tự động (Automatic fire extinguishing system)
Hệ thống chữa cháy được tự động kích hoạt xả chất chữa cháy khi các yếu tố của đám cháy vượt quá giá trị được thiết lập trong khu vực bảo vệ. Hệ thống chữa cháy tự động phải có chức năng giám sát xả và dừng xả/ dừng kích hoạt xả chất chữa cháy.
3.3 Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước dạng đóng gói (Packaged automatic fire extinguishing system)
Hệ thống chữa cháy tự động được chế tạo sẵn bao gồm chất chữa cháy (bằng nước hoặc nước pha chất phụ gia) thành một thể thống nhất.
3.4 Họng nước chữa cháy (Fire hydrant)
Tổng hợp các thiết bị chuyên dùng gồm van khóa, vòi, lăng phun được lắp đặt sẵn để triển khai đưa nước đến đám cháy.
3.5 Họng nước chữa cháy dạng đóng gói (Packaged fire hydrant)
Tổng hợp các thiết bị chuyên dùng gồm bình chứa (nước hoặc nước có kèm chất phụ gia, khí đẩy), vòi, lăng phun chữa cháy và các bộ phận liên kết được chế tạo sẵn tạo thành một thể thống nhất để cấp chất chữa cháy đến đám cháy.
3.6 Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà (Outdoor fire fighting water supply system)
Hệ thống các thiết bị chuyên dùng được lắp đặt ngoài nhà để cấp nước phục vụ cho công tác chữa cháy.
3.7 Thiết bị báo cháy cục bộ (Local fire alarms device)
Thiết bị tự động phát hiện và cảnh báo cháy bằng âm thanh
Chú thích: Các thiết bị báo cháy cục bộ khi được lắp đặt trong cùng một nhà và công trình phải được liên kết với nhau, đảm bảo tất cả cùng phát tín hiệu báo cháy khi có một thiết bị kích hoạt.
3.8 Phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu (Initial fire fighting facilities)
Phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu gồm: Thùng, phuy chứa cát, xẻng, chăn.
3.9 Mặt nạ lọc độc (Filter masks)
Thiết bị bảo hộ cá nhân được thiết kế để bảo vệ sự hô hấp của người sử dụng chống lại khói, khí độc trong một thời gian và ở giới hạn nồng độ ô xy trong không khí nhất định.
3.10 Mặt nạ phòng độc cách ly (Full face masks)
Thiết bị bảo hộ cá nhân gồm mặt trùm toàn bộ khuôn mặt và bình khí thở để bảo vệ cơ quan hô hấp chống lại sự xâm nhập không khí bên ngoài.
3.11 Công trình xây dựng (Constructions)
Sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước.
3.12 Nhà (Building)
Công trình xây dựng có chức năng chính là bảo vệ, che chắn cho người hoặc vật chứa bên trong; thông thường được bao che một phần hoặc toàn bộ và được xây dựng ở một vị trí cố định. Nhà bao gồm nhà dân dụng (nhà ở, nhà chung cư, nhà công cộng, nhà hỗn hợp…) và nhà công nghiệp.
3.13 Chiều cao của công trình (Building height)
Chiều cao của công trình trong tiêu chuẩn này được hiểu là chiều cao phục vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Chiều cao này được xác định bằng khoảng cách từ mặt đường thấp nhất cho xe chữa cháy tiếp cận tới mép dưới của lỗ cửa (cửa sổ) mở trên tường ngoài của tầng trên cùng, không kể tầng kỹ thuật trên cùng. Khi không có lỗ cửa (cửa sổ), thì chiều cao này được xác định bằng một nửa tổng khoảng cách tính từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mặt sàn và đến trần của tầng trên cùng. Trong trường hợp mái nhà được khai thác sử dụng thì chiều cao của nhà được xác định bằng khoảng cách lớn nhất từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép trên của tường chắn mái.
3.14 Tầng kỹ thuật (Technical floors)
Tầng hoặc một phần tầng bố trí các gian kỹ thuật hoặc các thiết bị kỹ thuật của tòa nhà. Tầng kỹ thuật có thể là tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng áp mái, tầng trên cùng hoặc tầng thuộc phần giữa của tòa nhà.
3.15 Tầng áp mái (Attic)
Tầng nằm bên trong không gian của mái dốc mà toàn bộ hoặc một phần mặt đứng của nó được tạo bởi bề mặt mái nghiêng hoặc mái gấp, trong đó tường bao (nếu có) không cao quá mặt sàn 1,5 m.
3.16 Nhà hỗn hợp (Multi-function house) Nhà có nhiều công năng sử dụng khác nhau. CHÚ THÍCH:
– Nhà hỗn hợp không có công năng nào vượt quá 70% tổng diện tích sàn xây dựng của nhà (không bao gồm các diện tích sàn dùng cho hệ thống kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy, gian lánh nạn và đỗ xe) phải áp dụng các quy định về trang bị phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy đối với nhà hỗn hợp.
– Nhà hỗn hợp có công năng vượt quá 70% tổng diện tích sàn xây dựng thì phải áp dụng quy định về trang bị phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy như đối với nhà công năng đó.
3.17 Kho lạnh (Cold storage)
Toà nhà được cách nhiệt gồm một hoặc nhiều phòng, được làm lạnh nhân tạo để bảo quản thực phẩm, hàng hóa ở nhiệt độ quy định.
3.18 Số tầng nhà (Number of floors)
Số tầng của tòa nhà bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng tum) và tầng bán/nửa hầm, không bao gồm tầng áp mái.
CHÚ THÍCH: Tầng tum không tính vào số tầng nhà của công trình khi chỉ có chức năng sử dụng để bao che lồng cầu thang bộ/giếng thang máy và che chắn các thiết bị kỹ thuật của công trình (nếu có), có diện tích mái tum không vượt quá 30 % diện tích sàn mái.
Đối với nhà ở riêng lẻ, tầng lửng không tính vào số tầng của công trình khi diện tích sàn tầng lửng không vượt quá 65% diện tích sàn xây dựng của tầng ngay bên dưới. Đối với công trình nhà công nghiệp thì sàn giá đỡ và sàn lửng nằm ở cao độ bất kì không tính vào số tầng của công trình khi có diện tích không lớn hơn 40 % diện tích 1 tầng của công trình đó.
Đối với các công trình nhà, kết cấu dạng nhà, công trình nhiều tầng có sàn (không bao gồm nhà ở riêng lẻ, nhà công nghiệp), tầng lửng không tính vào số tầng của công trình khi chỉ bố trí sử dụng làm khu kỹ thuật (ví dụ: sàn kỹ thuật đáy bể bơi, sàn đặt máy phát điện, hoặc các thiết bị công trình khác), có diện tích sàn xây dựng không vượt quá 10% diện tích sàn xây dựng của tầng ngay bên dưới và không vượt quá 300m2. Mỗi công trình chỉ được phép có một tầng lửng không tính vào số tầng của công trình.
3.19 Khối tích (Volume)
Khối tích quy định trong tiêu chuẩn này là khối tích của nhà, công trình/hạng mục công trình độc lập. Khối tích được tính theo quy định của TCVN 9255.
3.20 Diện tích (Acreage)
Diện tích quy định trong tiêu chuẩn này là tổng diện tích sàn của nhà, công trình/hạng mục công trình độc lập. Diện tích được tính theo quy định của TCVN 9255.
4 Quy định chung
4.1 Nhà, công trình, hạng mục/khu vực, phòng, buồng và thiết bị (sau đây gọi chung là nhà và công trình), khu dân cư, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao không phụ thuộc vào chủ sở hữu và đơn vị chủ quản theo pháp nhân phải trang bị các phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy theo quy định của tiêu chuẩn này.
4.2 Lựa chọn loại phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy, phương pháp chữa cháy, loại chất chữa cháy, hệ thống chữa cháy phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cháy của nhà, công trình, với từng loại đám cháy, với khả năng, hiệu quả của phương tiện chữa cháy và từng loại chất chữa cháy quy định tại Điều 4.3 và trong các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành có liên quan.
4.3 Hiệu quả chữa cháy của các chất chữa cháy quy định tại Bảng 1.
………….
./.
Tổng hợp TCVN PCCC mới nhất
Xem TỔNG HỢP các bài viết về TCVN 3890 tại đây
Bấm vào đây để xem các văn bản TCVN về phòng cháy chữa cháy được cập nhật mới nhất.
Liên hệ hỗ trợ:
Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Thành Phố Mới
- Hotline: 0988 488 818
- Điện thoại: 0274 222 5555
- Email: thanhphomoi.co@gmail.com
- Địa chỉ: Số 09, Đường Số 7B, Khu 03, P. Hoà Phú, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Tư vấn, mua hàng & bảo hành
Báo giá & hỗ trợ sau bán hàng
Báo giá, bán hàng
Khảo sát, bảo trì
Tư vấn, thiết kế
➥ Liên hệ tư vấn – Mua hàng tại đây!
➥ Xem +1000 hình ảnh thực tế thi công (2024)