QCVN 9:2016/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếp đất cho các trạm viễn thông
1. QCVN 9:2016/BTTTT là gì?
QCVN 9:2016/BTTTT là quy chuẩn quy định các yêu cầu kỹ thuật về tiếp đất cho các trạm viễn thông bao gồm yêu cầu đối với hệ thống tiếp đất, mạng liên kết trong tòa nhà, mạng liên kết các thiết bị và kết nối hai mạng này với nhau.
2. Phát hành QCVN 9:2016/BTTTT
QCVN 9:2016/BTTTT thay thế QCVN 9:2010/BTTTT.
Các quy định kỹ thuật của QCVN 9:2016/BTTTT phù hợp với các quy định kỹ thuật của tiêu chuẩn ETSI EN 300 253 V.2.2.1 (2015-06) và khuyến nghị ITU-T K27 (3/2015).
QCVN 9:2016/BTTTT do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ thẩm định và trình duyệt, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BTTTT ngày 07 tháng 12 năm 2016.
Cơ quan ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông | Số công báo: | 1245 + 1246 |
Số hiệu: | 26/2016/TT-BTTTT | Ngày đăng công báo: | 22/12/2016 |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Trương Minh Tuấn |
Ngày ban hành: | 07/12/2016 | Ngày có hiệu lực: | 01/05/2017 |
Lĩnh vực: | Chống sét | Tình trạng hiệu lực: | Đang còn hiệu lực |
3. Tải về Quy chuẩn 9:2016/BTTTT
Tải về Quy chuẩn 9 năm 2016/BTTTT hoàn toàn miễn phí phiên bản PDF. Nhấn [TẢI VỀ] ngay bên dưới.
► Quý khách hàng/bạn đọc cần bản WORD của QCVN này, vui lòng nhập email ở dưới phần bình luận của bài viết, chúng tôi sẽ gửi tài liệu qua email cho bạn
4. Nội dung QCVN 9 năm 2016/BTTTT
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: 26/2016/TT-BTTTT | Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2016 |
THÔNG TƯ
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TIẾP ĐẤT CHO CÁC TRẠM VIỄN THÔNG
National technical regulation on earthing of telecommunications stations
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật về tiếp đất cho các trạm viễn thông bao gồm yêu cầu đối với hệ thống tiếp đất, mạng liên kết trong tòa nhà, mạng liên kết các thiết bị và kết nối hai mạng này với nhau.
Quy chuẩn này áp dụng cho các trạm viễn thông trong quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo dưỡng.
Trạm viễn thông trong quy chuẩn này bao gồm các công trình sau:
– Trung tâm chuyển mạch, truyền dẫn;
– Trung tâm dữ liệu (datacenter);
– Trạm thu phát sóng vô tuyến điện cố định sử dụng trong nghiệp vụ vô tuyến điện cố định, thông tin di động, hàng không, hàng hải, dẫn đường, định vị, vệ tinh, phát chuẩn, nghiệp dư;
– Đài phát thanh, đài truyền hình.
Quy chuẩn này không áp dụng cho nhà thuê bao.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thiết lập, quản lý, khai thác các trạm viễn thông được quy định tại mục 1.1 tại Việt Nam.
1.3. Tài liệu viện dẫn
1.4. Giải thích từ ngữ
1.4.1. Cáp tiếp đất (earthing conductor)
Dây dẫn bảo vệ nối tấm tiếp đất chính với tổ tiếp đất.
1.4.2. Đất (earth)
Khối đất dẫn điện, có điện thế tại mọi điểm được quy ước bằng 0.
1.4.3. Tổ tiếp đất (earth electrode)
Bộ phận dẫn điện hoặc một nhóm bộ phận dẫn điện tiếp xúc tốt với đất và tạo ra kết nối về điện với đất.
1.4.4. Liên kết đẳng thế (equipotential bonding)
Sự liên kết về điện để đặt các thành phần kim loại không được cách điện và các thành phần dẫn điện từ bên ngoài ở một điện thế cân bằng ổn định.
1.4.5. Dây liên kết đẳng thế (equipotential bonding conductor)
Dây bảo vệ để đảm bảo cho việc liên kết đẳng thế.
1.4.6. Tấm tiếp đất chính (MET)
Một điện cực hoặc thanh dùng để kết nối các dây dẫn bảo vệ, các dây dẫn kết nối đẳng thế và các dây dẫn tiếp đất công tác (nếu có), với tổ tiếp đất.
CHÚ THÍCH: Trên thực tế, tấm tiếp đất thường là một tấm đồng mạ Niken được khoan lỗ, bắt vào bản bakêlit và bắt chặt vào tường.
1.4.7. Dây trung tính (N- Neutral conductor)
Dây dẫn nối với điểm trung tính của một hệ thống và tham gia vào việc truyền tải năng lượng điện.
1.4.8. Dây bảo vệ (protective conductor)
Dây dẫn cần cho một số biện pháp bảo vệ chống điện giật bằng cách nối với những bộ phận sau đây:
– Các bộ phận dẫn điện hở;
– Các bộ phận dẫn bên ngoài;
– Tấm tiếp đất chính;
– Điện cực đất;
– Điểm nối đất của nguồn hoặc trung tính giả.
1.4.9. Dây trung tính bảo vệ (PEN conductor)
Dây nối đất kết hợp chức năng của dây bảo vệ và dây trung tính.
1.4.10. Mạng IT (Insulation Terrestrial)
Mạng điện hạ áp có điểm trung tính cách ly với đất còn vỏ thiết bị điện được nối với tiếp đất bảo vệ độc lập.
1.4.11. Mạng TN – C (Terrestrial Neutral Combined)
Mạng TN có dây bảo vệ và dây trung tính (PEN) chung. Các bộ phận dẫn điện bị hở (vỏ của thiết bị điện) được nối với dây của của mạng tiếp đất bảo vệ (PEN).
1.4.12. Mạng TN (Terrestrial Neutral)
Mạng điện hạ áp có điểm trung tính trực tiếp nối đất.
1.4.13. Mạng TN – S (Terrestrial Neutral Separated)
Mạng TN có dây bảo vệ và dây trung tính riêng biệt. Các bộ phận dẫn điện bị hở (vỏ của thiết bị điện) được nối với dây tiếp đất bảo vệ (PE). Dây bảo vệ (PE) có thể là vỏ kim loại của cáp điện lực hoặc 1 dây dẫn riêng.
1.4.14. Tấm đệm kết nối (bonding mat)
Phương tiện thiết yếu để tạo ra mặt phẳng điện thế chuẩn hệ thống (SRPP) bằng một cấu trúc tương tự hình mắt lưới.
CHÚ THÍCH: Tấm đệm kết nối có thể được đặt ở trên hoặc ở dưới một nhóm thiết bị tạo thành một khối hệ thống.
1.4.15. Mạng liên kết (BN)
Một tập hợp các phần tử dẫn điện được nối với nhau nhằm che chắn ảnh hưởng điện từ cho các hệ thống thiết bị điện tử và con người.
1.4.16. Mạng liên kết chung (CBN)
Một tập hợp các phần tử kim loại liên kết với nhau một cách ngẫu nhiên hoặc có chủ định để tạo thành một mạng liên kết chính ở bên trong tòa nhà viễn thông.
1.4.17. Mạng liên kết mắt lưới (Mesh -BN)
Mạng liên kết mà tất cả các khung thiết bị, các giá đỡ, các cabin, dây dương của nguồn một chiều được đấu nối với mạng liên kết chung (CBN) tại nhiều điểm.
1.4.18. Mạng liên kết cách ly mắt lưới (Mesh- IBN)
Mạng liên kết cách ly mà trong đó các thành phần của nó (các khung giá thiết bị) được nối với nhau tạo thành một cấu trúc dạng mắt lưới.
1.4.19. Nguồn sơ cấp (primary supply)
Nguồn điện lưới công cộng, hoặc, trong trường hợp khẩn cấp, nguồn phát điện AC trong khu vực.
1.4.20. Nguồn thứ cấp (secondary supply)
Nguồn cấp đến thiết bị viễn thông, giá hoặc khối hệ thống thiết bị viễn thông, lấy từ nguồn sơ cấp.
1.4.21. Nguồn cấp ba (tertiary supplies)
Nguồn cấp đến thiết bị viễn thông, lấy từ nguồn thứ cấp.
1.4.22. Hệ thống (system)
Nhóm các thiết bị tương tác với nhau tạo thành một thực thể thống nhất.
1.4.23. Khối hệ thống (system block)
Nhóm theo chức năng hoạt động của thiết bị, hoạt động trên sự kết nối với cùng một mặt phẳng điện thế chuẩn hệ thống, gắn liền với một Mesh- BN.
1.4.24. Mặt phẳng điện thế chuẩn hệ thống (SRPP)
Mặt phẳng dẫn điện với mục đích cân bằng điện thế, được thực hiện bằng các lưới thẳng đứng hoặc ngang.
CHÚ THÍCH 1: Độ rộng của mắt lưới được điều chỉnh theo khoảng tần số xét đến. Các tấm mắt lưới nằm ngang và thẳng đứng có thể kết nối với nhau để tạo thành một cấu trúc tương tự lồng Faraday.
CHÚ THÍCH 2: SRPP hỗ trợ báo hiệu với chuẩn điện thế chung.
1.4.25. Nguồn một chiều đường về cách ly (isolated DC return) (DC – I)
Hệ thống nguồn DC trong đó dây dẫn về (dây dương nguồn DC) có một điểm nối duy nhất với mạng liên kết.
1.4.26. Nguồn một chiều đường về chung (common DC return) (DC – C)
Hệ thống nguồn DC trong đó dây dẫn về (dây dương nguồn DC) được nối với mạng liên kết tại nhiều điểm.
1.4.27. Trạm viễn thông
Nhà trong đó đặt một hoặc nhiều hệ thống thiết bị viễn thông.
………..
…/.
Xem thêm quy chuẩn PCCC khác
Xem thêm về hệ thống chống sét tại chủ đề: CHỐNG SÉT
Liên hệ hỗ trợ:
Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Thành Phố Mới
- Hotline: 0988 488 818
- Điện thoại: 0274 222 5555
- Email: thanhphomoi.co@gmail.com
- Địa chỉ: Số 09, Đường Số 7B, Khu 03, P. Hoà Phú, Thủ Dầu Một, Bình Dương
➥ Liên hệ tư vấn – Mua hàng tại đây!
➥ Xem +1000 hình ảnh thực tế thi công (2024)