Quy định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
Trong lực lượng về phòng cháy và chữa cháy hiện nay thì có 3 lực lượng chính.
Cụ thể: Lực lượng PCCC dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng PCCC chuyên ngành.
Trong các bài viết trước, PCCC Thành Phố Mới đã giải thích cũng như phân tích toàn bộ về đội PCCC dân phòng và đội PCCC cơ sở.
Vậy thì:
Lực lượng PCCC chuyên ngành là gì? Lực lượng này liên quan gì đến thông tư 150/2020/TT-BCA?!
Lực lượng này được áp dụng dành cho cơ sở nào?,… Có nhiều khách hàng đang thắc mắc với chúng tôi.
Trong bài viết ngày hôm nay, PCCC Thành Phố Mới sẽ giải thích cũng như phân tích về đội PCCC chuyên ngành.
LƯU Ý TRƯỚC KHI ĐỌC!!!
Bài viết về đội PCCC chuyên ngành đã được tổng hợp/lược nội dung giúp dễ hiểu hơn từ 3 văn bản do Chính phủ ban hành:
Đội PCCC chuyên ngành là gì?
Đội PCCC chuyên ngành là gì?
Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành là đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức để đáp ứng yêu cầu hoạt động đặc thù của cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.
1. Thành lập đội PCCC chuyên ngành
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm thành lập và duy trì đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.
Cơ sở nào phải thành lập đội PCCC chuyên ngành?
Tại các cơ sở sau đây phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành:
a) Cơ sở hạt nhân.
b) Cảng hàng không, cảng biển.
c) Cơ sở khai thác và chế biến dầu mỏ, khí đốt.
d) Cơ sở khai thác than.
đ) Cơ sở sản xuất, kho vũ khí, vật liệu nổ.
e) Các cơ sở khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành phải được cơ quan ban hành gửi tới cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn đó.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện, bảo đảm các điều kiện cần thiết và duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
2. Bố trí, số lượng thành viên đội PCCC chuyên ngành
Bố trí lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên ngành:
- Cơ sở có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành và do người đứng đầu cơ sở chỉ huy, chỉ đạo.
- Cơ sở có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng.
- Cơ sở có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành tối thiểu là 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó.
- Cơ sở có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó.
- Cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập có trên 100 người thường xuyên làm việc thì mỗi bộ phận, phân xưởng có 01 tổ phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 05 người, trong đó có 01 tổ trưởng.
Cơ sở được trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới thì biên chế đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành phải bảo đảm duy trì số người thường trực đáp ứng theo cơ số của phương tiện chữa cháy cơ giới.
Cơ quan Công an có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
3. Nhiệm vụ của đội PCCC chuyên ngành
Theo các văn bản liên quan thì PCCC Thành Phố Mới chưa tìm được nội dung đề cập về nhiệm vụ của đội PCCC chuyên ngành.
Tuy nhiên các mục khác đều tương tự như đội PCCC dân phòng và đội PCCC cơ sở. Có thể chốt lại nhiệm vụ của đội PCCC chuyên ngành như sau:
Chưa được xác nhận1. Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức PCCC; xây dựng phong trào quần chúng tham gia PCCC.
3. Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
4. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
5. Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.
4. Chính sách chế độ của đội PCCC chuyên ngành
Các chế độ: Huấn luyện, bồi dưỡng, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, điều động và chế độ, chính sách của đội PCCC chuyên ngành là tương tự như đội PCCC dân phòng/cơ sở.
Đều áp dụng chung một chính sách chế độ, cụ thể như sau:
- Lực lượng PCCC chuyên ngành được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; chịu sự điều động của cấp có thẩm quyền để tham gia hoạt động PCCC.
- Lực lượng PCCC chuyên ngành được hưởng chế độ, chính sách trong thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và khi trực tiếp chữa cháy.
- Đội trưởng, Đội phó đội PCCC chuyên ngành không chuyên trách được hưởng chế độ hỗ trợ thường xuyên.
Cụ thể thì:
1. Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy:
a) Thời gian chữa cháy dưới 02 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng.
b) Thời gian chữa cháy từ 02 giờ đến dưới 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,45 ngày lương tối thiểu vùng.
c) Thời gian chữa cháy từ 04 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng.
Nếu tham gia chữa cháy vào ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng thì được tính gấp 2 lần theo cách tính trên.
Trong trường hợp bị tai nạn:
- Bị thương được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh.
- Bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động.
- Bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí.
Những khoản chi chế độ nêu trên do tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chi trả theo quy định.
Nếu người đó chưa tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.
Trường hợp bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét hưởng chính sách thương binh hoặc như thương binh.
Trường hợp bị chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét công nhận là liệt sỹ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó đội PCCC chuyên ngành.
Mức hỗ trợ căn cứ điều kiện thực tế của từng địa phương nhưng không thấp hơn 15% lương tối thiểu vùng.
Thành viên đội PCCC chuyên ngành khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, mỗi ngày được hưởng trợ cấp một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng.
5. Điều động lực lượng PCCC chuyên ngành tham gia hoạt động PCCC
Về điều động lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên ngành tham gia các hoạt động PCCC.
Ai có thẩm quyền điều động lực lượng PCCC chuyên ngành?
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được điều động đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của mình.
b) Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện được điều động lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành trong phạm vi địa bàn quản lý của mình.
c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được điều động lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành trong phạm vi cả nước.
Cần chấp hành điều gì khi nhận được lệnh điều động?
a) Đội PCCC chuyên ngành khi được điều động tham gia tuyên truyền, mít tinh, diễu hành, hội thao về phòng cháy và chữa cháy, thực tập phương án chữa cháy.
Tham gia khắc phục nguy cơ phát sinh cháy, nổ; khắc phục hậu quả vụ cháy và những hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác phải có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
b) Điều động lực lượng PCCC chuyên ngành tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải bằng lệnh huy động, điều động lực lượng, phương tiện và tài sản tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC20).
Trong trường hợp khẩn cấp thì được điều động bằng lời nói, nhưng chậm nhất không quá 03 ngày làm việc phải có lệnh bằng văn bản. Khi điều động bằng lời nói, người điều động phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ, số điện thoại liên lạc và nêu rõ yêu cầu về số lượng người cần điều động, thời gian, địa điểm có mặt và nội dung hoạt động.
c) Lệnh điều động được gửi cho đối tượng có nghĩa vụ chấp hành và lưu hồ sơ.
Trang bị phương tiện PCCC cho lực lượng PCCC chuyên ngành
Danh mục thiết bị PCCC trang bị cho đội PCCC chuyên ngành
PHỤ LỤC III_ DANH MỤC, SỐ LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TRANG BỊ CHO 01 ĐỘI PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHUYÊN NGÀNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an)
STT | DANH MỤC | SỐ LƯỢNG | ĐƠN VỊ | NIÊN HẠN SỬ DỤNG |
1 | Bình bột chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 04kg | 10 |
Bình |
Theo quy định
của nhà sản xuất |
2 | Bình khí chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 03kg hoặc bình chữa cháy gốc nước xách tay có dung tích chất chữa cháy không nhỏ hơn 06 lít | 10 | Bình | Theo quy định của nhà sản xuất |
3 | Mũ chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ | 10 | Chiếc | Hỏng thay thế |
4 | Quần áo chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ | 10 | Bộ | Hỏng thay thế |
5 | Găng tay chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ | 10 | Đôi | Hỏng thay thế |
6 | Giầy, ủng chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ | 10 | Đôi | Hỏng thay thế |
7 | Mặt nạ lọc độc (đáp ứng QCVN 10:2012/BLĐTBXH) | 10 | Chiếc | Hỏng thay thế |
8 | Mặt nạ phòng độc cách ly (loại có mặt trùm và bình khí thở) | 03 | Bộ | Hỏng thay thế |
9 | Đèn pin (độ sáng 300lm, chịu nước IPX5) | 03 | Chiếc | Hỏng thay thế |
10 | Rìu cứu nạn (trọng lượng 2kg, cán dài 90cm, chất liệu thép cacbon cường độ cao) | 02 | Chiếc | Hỏng thay thế |
11 | Xà beng (một đầu nhọn, một đầu dẹt; dài 100 cm) | 01 | Chiếc | Hỏng thay thế |
12 | Búa tạ (thép cacbon cường độ cao, nặng 5kg, cán dài 50cm) | 01 | Chiếc | Hỏng thay thế |
13 | Kìm cộng lực (dài 60 cm, tải cắt 60kg) | 01 | Chiếc | Hỏng thay thế |
14 | Dây cứu người (dài 30m, sợi polyester, chống nước, chống cháy, chịu nhiệt; tải trọng 500kg; lực kéo đứt 100 KN) | 02 | Cuộn | Hỏng thay thế |
15 | Thang chữa cháy (dài 3,5m; chất liệu kim loại chịu lực) | 01 | Chiếc | Hỏng thay thế |
16 | Túi sơ cứu loại B (Theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế) | 01 | Hộp | Hỏng thay thế |
17 | Cáng cứu thương (kích thước 186cm x 51cm x 17cm; tải trọng 160kg) | 01 | Chiếc | Hỏng thay thế |
18 | Bộ đàm cầm tay (đáp ứng tiêu chuẩn IP55) | 02 | Chiếc | Hỏng thay thế |
Ngoài danh mục trang thiết bị phương tiện PCCC và CNCH trang bị cho lực lượng PCCC chuyên ngành được quy định tại Phụ lục III của thông tư này thì có thể quyết định việc trang bị thêm cho lực lượng PCCC chuyên ngành các loại phương tiện PCCC và CNCH cần thiết khác quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
Trên đây là bài viết phân tích tổng thể về Đội PCCC chuyên ngành là gì? hoặc quyết định thành lập đội PCCC chuyên ngành?.
Có thêm câu hỏi hoặc thắc mắc nào khác, xin vui lòng truy cập trang liên hệ để được tư vấn trực tiếp với PCCC Thành Phố Mới hoặc xem thêm về các văn bản PCCC tại đây.
CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM!!!
Công ty PCCC tại Bình Dương uy tín
Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Thành Phố Mới – Nhà phân phối thiết bị PCCC tại Bình Dương uy tín/chuyên nghiệp.
Là công ty PCCC tại Bình Dương có hơn +11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực PCCC ; +5 năm trong lĩnh vực chống sét an toàn.
Nhà phân phối trang thiết bị phòng cháy chuyên nghiệp tại Bình Dương, chuyên cung cấp vật tư phòng cháy chính hãng.
Thiết bị chống sét nhập khẩu, cam kết chất lượng, bảo hành chính hãng, hậu mãi lâu dài, chiết khấu tốt nhất Bình Dương.
- Công ty PCCC chuyên nghiệp hàng đầu với +11 năm kinh nghiệm
- Chuyên nhập khẩu, phân phối trang thiết bị PCCC chất lượng
- Tư vấn miễn phí, lên phương án trang bị phòng cháy cơ sở
- Trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy chính hãng, CO.CQ
- Cam kết chất lượng sản phẩm, chính sách bảo hành đổi trả 1:1
- Chính sách giao hàng lắp đặt tận nơi, cam kết giá tốt nhất
- Bảo hành hậu mãi lâu dài, lấy khách hàng làm trọng tâm
Liên hệ PCCC Thành Phố Mới
Quý Khách hàng có nhu cầu cần tư vấn, mua sắm các trang thiết bị PCCC hoặc tham khảo về dịch vụ PCCC.
Xin vui lòng liên hệ để được tư vấn báo giá, hỗ trợ sớm nhất – nhanh nhất – tốt nhất:
Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Thành Phố Mới
- Hotline tư vấn: 0988 488 818
- Điện thoại hỗ trợ: 0274 222 5555
- Email: thanhphomoi.co@gmail.com
- Địa chỉ: Số 09, Đường Số 7B, Khu 03, P. Hoà Phú, Thủ Dầu Một, Bình Dương

➥ Hotline tư vấn – Mua hàng: 0274.222.5555